- Dân số và dân tộc
Với dân số tính đến năm 2014 khoảng 517.921 ngƣời thuộc 18 dân tộc anh em, trong đó tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít ngƣời chiếm 92% (Tày 41%, Nùng 31,3%, H’mông 19,1%, Dao 10,1%, Kinh 5,8%, Sán Chay 1,4%...). Cao Bằng là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít ngƣời cao, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa độc đáo của
38
mình, tạo nên một nét đẹp văn hóa đa dạng và hấp dẫn của Cao Bằng.
- Nguồn nhân lực
Với tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm 0,53%, năm 2014 lực lƣợng lao động trong độ tuổi là 345.640 ngƣời, chiếm 66,74% dân số. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề năm 2014 là 34%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 25,5%
Đánh giá chung về nguồn nhân lực của tỉnh có thể thấy: Cao Bằng có một lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào, nhƣng chất lƣợng còn thấp và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp, đồng thời khả năng tiếp cận tƣ duy kinh tế thị trƣờng, tác phong và kỷ luật lao động theo kiểu công nghiệp có nhiều hạn chế. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Cao Bằng trong giai đoạn phát triển mới.
- Đặc điểm hành chính, kinh tế
Tỉnh Cao Bằng hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố Cao Bằng và 12 huyện là Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Uyên và Phục Hòa. Tỉnh có 199 xã phƣờng, thị trấn.
Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều nỗ lực khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 9,2%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 20,8 triệu đồng(đứng thứ 12 trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ). Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,87% lên 22,3%, dịch vụ tăng từ 52,33% lên 53,3%, nông lâm ngƣ nghiệp giảm từ 26,8% xuống 24,4% so với năm 2010. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đã tạo đƣợc sự khởi sắc trong phát triển công nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu cho
39
công nghiệp chế biến; kết cấu hạ tầng xã hội nhƣ đƣờng giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, trƣờng học, bệnh viện... từng bƣớc đƣợc cải thiện, vƣơn dần đến các vùng sâu vùng xa làm bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến theo hƣớng tích cực. Quốc phòng an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững, quan hệ đối ngoại đƣợc tăng cƣờng và mở rộng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, cho đến nay, về cơ bản tỉnh Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và đứng trƣớc nhiều thách thức lớn nhƣ: mức thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nƣớc; điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông còn yếu kém (duy nhất chỉ có một loại hình giao thông là đƣờng bộ), gây trở ngại lớn cho việc phát triển giao lƣu hàng hóa giữa Cao Bằng với các tỉnh thành trong cả nƣớc và với Trung Quốc. Là một tỉnh đông đồng bào dân tộc ít ngƣời, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, đời sống và sản xuất phân tán, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp, doanh nghiệp nhỏ bé và sức sản xuất yếu… đang là những trở ngại lớn mà tỉnh phải tính đến trong giai đoạn 2016-2020.