Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 40)

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê về quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Cao Bằng đƣợc sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về các phân tích hay nhận định về quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Cao Bằng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng.

33

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO

BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên xã hội của tỉnh Cao Bằng

- Vị trí địa lý

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.707,86 km2. Với 333 km tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ở phía Bắc và Đông Bắc, Cao Bằng là tỉnh có đƣờng biên giới với Trung Quốc dài nhất của Việt Nam. Phía Nam giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Với vị trí nằm ở cửa ngõ giao lƣu hàng hóa từ Quảng Tây và các tỉnh Tây, Tây Nam Trung Quốc (Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu) ra biển và đến các nƣớc ASEAN, việc mở các tuyến đƣờng qua Cao Bằng sẽ rút ngắn đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp hai nƣớc. Hiện nay, tỉnh có một cửa quốc tế là Tà Lùng, bốn cửa khẩu chính (cửa khẩu song phƣơng) là Trà Lĩnh, Lý Vạn, Pò Peo, Sóc Giang và hai cửa khẩu phụ là Đức Long và Hạ Lang (sẽ trở thành cửa khẩu chính khi có điều kiện), cùng nhiều lối mở, cặp chợ biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và du lịch phát triển.

- Địa hình

Kiến tạo địa chất chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, bị chia cắt bởi nhiều sông suối ngắn, thung lũng hẹp đã chia Cao Bằng thành bốn vùng địa hình chính:

+ Địa hình vùng núi đá vôi phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 32% diện tích tự nhiên của tỉnh dọc biên giới Việt Trung, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo

34

Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa và Thạch An. Độ cao trung bình trong vùng từ 700-1.000m;

+ Địa hình vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và Nguyên Bình. Đặc trƣng chủ yếu là địa hình núi cao bị phân cắt mạnh bởi các khe, thung lũng sâu. Độ cao trung bình từ 700-1.000m;

+ Địa hình vùng bồn địa thuộc thành phố Cao Bằng và huyện Hòa An dọc sông Bằng, chiếm 12% toàn tỉnh;

+ Địa hình vùng thấp (thung lũng, bồn trũng) chiếm khoảng 16% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên.

- Khí hậu, Thủy văn

Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới, gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mƣa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 25-280C và nóng nhất vào tháng 7. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 14-180C và lạnh nhất vào tháng Giêng. Vào mùa đông, trên vùng núi đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh thƣờng có sƣơng muối, nhiệt độ trung bình khoảng 50C, có ngày xuống đến 00C. Ngoài ra, còn có các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới, cho phép phát triển nhiều loại vật nuôi, cây trồng đa dạng.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của tỉnh từ 1.300-1.500 mm/năm. Số ngày mƣa trung bình khoảng 92 ngày, số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.500- 1.600 giờ/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%.

- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

35

670.785,56 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 598.375 ha, chiếm 89,1% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên 83,5 nghìn ha (chiếm 12,5%), đất lâm nghiệp gần 514,9 nghìn ha (chiếm 76,6%) gồm ba loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản là 313,33 ha (chiếm 0,05%). Hệ số sử dụng đất là 1,3 lần. Về cơ bản, nguồn tài nguyên đất đã đƣợc khai thác khá triệt để, khả năng mở rộng diện tích canh tác trong tƣơng lai không lớn.

Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh chiếm tỷ trọng cao 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng ƣớc đạt 51%. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lƣợng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý nhƣ nghiến, sến, tô mộc, lát nhƣng không còn nhiều, dƣới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý nhƣ sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm nhƣ: gấu, hƣơu, nai, và một số loài chim… Ngoài ra, tài nguyên rừng ở khu vực Phja Oắc, Phja Đén (huyện Nguyên Bình) có thể khai thác để hình thành các khu du lịch sinh thái.

Tài nguyên khoáng sản

Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, cho phép phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Tỉnh có 146 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô khá tập trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Nguyên Bình, Thạch An… Khoáng sản của tỉnh có thể chia làm 5 nhóm chính:

+ Nhóm Năng lƣợng có than và uran.

+ Nhóm Kim loại: bao gồm sắt, mangan, đồng, niken, chì, kẽm, bauxit, antimon, thiếc - wonfram, vàng.

36

+ Nhóm khoáng sản không kim loại, bao gồm pyrit, barit, pluorit, photphorit.

+ Nhóm đá quí, bán đá quí: Hiện Cao Bằng mới chỉ phát hiện loại bán đá quí đó là thạch anh tinh thể, một trong những loại kim loại quý hiếm hiện nay.

+ Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm đá vôi, dolomit, sét (gạch), cát cuội sỏi thuận lợi cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Cao Bằng tuy đa dạng về chủng loại nhƣng trữ lƣợng thấp, đã đƣợc khai thác nhiều và phân bố rải rác trên nhiều địa bàn cách xa nhau, không thuận lợi về mặt giao thông. Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng có một số mỏ có ý nghĩa chiến lƣợc về kinh tế và quốc phòng, có trữ lƣợng tƣơng đối lớn và chất lƣợng tốt, là cơ sở để trở thành mũi nhọn trong phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh (nhƣ sắt, mangan, chì, thiếc…).

Tài nguyên nƣớc

Mạng lƣới sông, suối, hồ của tỉnh tƣơng đối phong phú và đa đạng, với khoảng 1.200 con sông có hƣớng dòng chảy chủ yếu theo hai hƣớng: Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam. Cao Bằng có 5 hệ thống sông chính gồm sông Bằng, sông Hiến, sông Gâm, sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn. Mật độ sông suối thƣờng tập trung ở các vùng lòng máng và các thung lũng lớn. Lƣu lƣợng nƣớc của các sông suối không ổn định, thƣờng thay đổi theo mùa. Do đó, tiềm năng phát triển thủy điện chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, khả năng phát triển giao thông đƣờng thủy không nhiều. Trên lƣu vực hệ thống sông Bằng, sông Hiến, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng và sông Gâm có khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất lắp máy trên 400 MW. Nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm của Cao Bằng có trữ lƣợng tƣơng đối và chất lƣợng khá tốt, nhƣng phân bố không đều.

37

Tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn

Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thƣơng mại và khai thác du lịch. Về di tích lịch sử, Cao Bằng nổi tiếng với khu di tích Pắc Bó; khu di tích Lam Sơn; khu di tích lịch sử rừng Trần Hƣng Ðạo (Nguyên Bình); khu di tích lịch sử Đông Khê, thành nhà Mạc, thành Nà Lữ, đền Kỳ Sầm, hầm pháo đài thị xã. Nhiều địa danh có ý nghĩa di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nhƣ Pắc Bó, rừng Trần Hƣng Đạo, Phai Khắt – Nà Ngần. Về cảnh quan thiên nhiên, tỉnh có nhiều khu hồ có cảnh quan đẹp nhƣ hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái; một số địa danh đã có tiếng trong toàn quốc nhƣ thác Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao. Bên cạnh đó là các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang giáp với Trung Quốc có thể hình thành các tour du lịch mua sắm hấp dẫn. Các tiềm năng du lịch đáng lƣu ý khác là khu bảo tồn sinh thái Phja Oắc – Phja Đén, khu nƣớc khoáng Tân An phù hợp với nhiều loại hình du lịch đa dạng nhƣ du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dƣỡng, tâm linh, mua sắm...

Ngoài ra, Cao Bằng còn có một số làng dệt thổ cẩm, nghề rèn và những làn điệu hát then, hát si, hát lƣợn... của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó hát then của các dân tộc vùng Đông Bắc đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới. Đây là nét đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm xã hội, các đơn vị hành chính

- Dân số và dân tộc

Với dân số tính đến năm 2014 khoảng 517.921 ngƣời thuộc 18 dân tộc anh em, trong đó tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít ngƣời chiếm 92% (Tày 41%, Nùng 31,3%, H’mông 19,1%, Dao 10,1%, Kinh 5,8%, Sán Chay 1,4%...). Cao Bằng là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít ngƣời cao, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa độc đáo của

38

mình, tạo nên một nét đẹp văn hóa đa dạng và hấp dẫn của Cao Bằng.

- Nguồn nhân lực

Với tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm 0,53%, năm 2014 lực lƣợng lao động trong độ tuổi là 345.640 ngƣời, chiếm 66,74% dân số. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề năm 2014 là 34%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 25,5%

Đánh giá chung về nguồn nhân lực của tỉnh có thể thấy: Cao Bằng có một lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào, nhƣng chất lƣợng còn thấp và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp, đồng thời khả năng tiếp cận tƣ duy kinh tế thị trƣờng, tác phong và kỷ luật lao động theo kiểu công nghiệp có nhiều hạn chế. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Cao Bằng trong giai đoạn phát triển mới.

- Đặc điểm hành chính, kinh tế

Tỉnh Cao Bằng hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố Cao Bằng và 12 huyện là Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Uyên và Phục Hòa. Tỉnh có 199 xã phƣờng, thị trấn.

Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều nỗ lực khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 9,2%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 20,8 triệu đồng(đứng thứ 12 trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ). Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,87% lên 22,3%, dịch vụ tăng từ 52,33% lên 53,3%, nông lâm ngƣ nghiệp giảm từ 26,8% xuống 24,4% so với năm 2010. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đã tạo đƣợc sự khởi sắc trong phát triển công nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu cho

39

công nghiệp chế biến; kết cấu hạ tầng xã hội nhƣ đƣờng giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, trƣờng học, bệnh viện... từng bƣớc đƣợc cải thiện, vƣơn dần đến các vùng sâu vùng xa làm bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến theo hƣớng tích cực. Quốc phòng an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững, quan hệ đối ngoại đƣợc tăng cƣờng và mở rộng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, cho đến nay, về cơ bản tỉnh Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và đứng trƣớc nhiều thách thức lớn nhƣ: mức thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nƣớc; điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông còn yếu kém (duy nhất chỉ có một loại hình giao thông là đƣờng bộ), gây trở ngại lớn cho việc phát triển giao lƣu hàng hóa giữa Cao Bằng với các tỉnh thành trong cả nƣớc và với Trung Quốc. Là một tỉnh đông đồng bào dân tộc ít ngƣời, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, đời sống và sản xuất phân tán, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp, doanh nghiệp nhỏ bé và sức sản xuất yếu… đang là những trở ngại lớn mà tỉnh phải tính đến trong giai đoạn 2016-2020.

3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2014

Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, đời sống kinh tế văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc Cao Bằng đã có nhiều mặt đổi mới và phát triển. Đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, tỉnh Cao Bằng đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, định hƣớng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cấp tự túc sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh nông, lâm kết hợp; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, tăng năng suất vật nuôi, cây trồng. Nhờ đó, kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trƣởng khá nhanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế của tỉnh. Các ngành, các vùng, các thành

40

phần kinh tế đều có những tiến bộ rõ rệt và đang từng bƣớc thích ứng yêu cầu của cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Cổng thông tin điện tử)

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Cao Bằng (từ năm 2010 - năm 2014) T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Dân số trung bình Ngƣời 513.108 514.015 515.188 517.921 522.634

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,93 0,95 0,94 0,92 0,91 3 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 2010) Triệu đồng 5.604.425 5.817.711 6.217.557 6.718.522 8.016.,232 4 Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong tỉnh % 11,19 10,38 10,68 10,81 10,63 5 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá thực tế) Triệu đồng 5.604.425 6.836.690 8.871.893 9.680.223 9.921.811 6 GDP bình quân

đầu ngƣời (giá hiện hành) Triệu đồng 10,923 13,301 17,221 18,691 19,3 7 Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh - Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 29,7 28,56 29,45 28,88 26,58 - Công nghiệp - xây dựng % 29 26,32 22,76 21,71 22,46 - Dịch vụ % 41,3 45,12 47,79 49,41 50,96

8 Thu ngân sách Triệu

đồng 1.635.127 1.668.650 2.466.610 2.631.692 1.177.397 9 Chi ngân sách Triệu

đồng 6.230.794 8.172.518 10.947.040 10.958.926 6.803.108 10 Tổng vốn đầu tƣ

phát triển

Triệu

đồng 4.857.006 5.683.266 6.233.479 7.606.957 7.400.560

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012, 2013 ,2014)

41

Trong những năm gần đây từ 2010-2014, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP) tính theo phƣơng pháp mới ƣớc tăng 5,81%. Trong đó: Nông, lâm, ngƣ nghiệp 3,07%; công nghiệp- xây dựng 6,12 %, dịch vụ 6,93%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 đạt 19,3 triệu đồng, gấp 1,76 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trƣờng và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng nông, lâm

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)