Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 38)

II. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp

c/ Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh:

- Quy hoạch lại sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung:

+ Vùng sản xuất giày dép tập trung + Phát triển các làng nghề truyền thống + Vùng chăn nuôi

- Để có đủ nguyên liệu cho mũ giày, ngành da giày cần kết hợp với các ngành hoá chất chất dẻo, dệt may, hoá dầu và các đối tác nước ngoài để trong những năm tới sản xuất trong nước đáp ứng được 40% nhu cầu nguyên liệu, năm 2005 được 60% và 2010 được 80%.

- Để giải quyết vấn đề khuôn và phụ tùng, phụ liệu bằng kim loại và phi kim loại, cần thiết lập các xưởng kim khí nhỏ, độc lập hoặc các xưởng tại các nhà máy cơ khí chuyên ngành, nhà máy nhựa nhiệt cứng, nhà máy nhựa dẻo, để chế tạo các khuôn mẫu phụ tùng, phụ liệu đa dạng cho sản xuất giày dép.

- Về giám định chất lượng da nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần nghiên cứu đơn giản hoá thủ tục kiểm dịch đối với sản phẩm da thuộc nhập khẩu phục vụ cho sản xuất giày dép xuất.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với mục đích củng cố và tăng cường vị thế siêu cường của mình trên trường quốc tế. Một mặt, Mỹ đẩy nhanh tiến trình tích tụ tư bản bằng việc sáp nhập các tập đoàn lớn, siêu quốc gia, đồng thời đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế “trí tuệ” (như: nguyên cứu khoa học công nghệ cao và dịch vụ ra nước ngoài), tạo xu thế chuyển dần sản xuất vật chất sang các khu vực có lao động rẻ như các nước ở châu Á, châu Phi...

Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong tiến trình đàm phán thương mại toàn cầu là nhằm vào việc đảm bảo lợi Ých cho kinh tế Hoa Kỳ thông qua những hình thức đàm phán đa phương, song phương và khu vực. Trong đàm phán thương mại Mỹ luôn hướng tới việc mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ, họ kết hợp cả chính trị với kinh tế để xoá bỏ hàng rào thương mại đối với Hoa Kỳ và áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đảm bảo thực hiện được những lợi thế trong Hiệp định thương mại mà các nước đã ký kết với Hoa Kỳ.

Trong tình hình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế mỗi nước với các nước khác, vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển thực tiễn đã xuất hiện nhiều tình huống thuận lợi cho các nước có chính sách thích ứng với xu hướng hội nhập hơn là những nước

nghiệp hoá, hiện đại hoá” buộc Việt Nam phải chọn đối sách thích ứng với trào lưu hội nhập, tạo được hành lang pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư, tạo dùng cho các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cơ hội nắm bắt nhu cầu, thị yếu, tập quán của từng khu vực và thế giới.

Việt Nam và Mỹ đang cố gắng tiến tới bình thường hoá quan hệ toàn diện, tạo điều kiện cho giới doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển hợp tác, liên doanh, liên kết cùng có lợi. Việc lý kết Hiệp định Thương mại vừa qua là mốc quan trọng chuẩn bị cho tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, đồng thời tạo điều kiện tốt cho Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới.

Để đạt được mục tiêu đã nêu ở phần hai, Bộ thương mại nên đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo các điều kiện thuận lợi cho ngành hàng Giày dép thâm nhập thành công vào thị trường Hoa Kỳ.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hành trang, nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty Mỹ và các nước khác, tạo điều kiện cho giày dép Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ và các nước phát triển khác, Chính phủ và Bộ thương mại nên thực hiện tốt các biện pháp như đã nêu ở phần ba.

Đối với các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, không ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trong chờ vào trợ cấp trợ giá.

Các doanh nghiệp cần phải chủ động chọn thời cơ để đầu tư phát triển, đa dạng hoá sản phẩm trong điều kiện có sản phẩm chủ lực. Do năng lực hiện tại chưa đủ để đầu tư mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp cần chủ động tìm đối tác đầu tư thiết bị, công nghệ cho doanh nghiệp với phương thức trả chậm, khấu trừ vào tiền công và bao tiêu sản phẩm. Theo cách này, doanh nghiệp sẽ giữ được khách hàng, đưa được trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất những mặt hàng chủ lực, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Tóm lại, trong công cuộc đổi mới nhằm hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, thì làm thế nào cho hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng

giày dép nói riêng thâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ là vấn để bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng: cùng với những thuận lợi sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực và giày dép của Việt Nam đã được hưởng Quy chế NTR thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đồng thời phải đối đầu với rất nhiều khó khăn thách thức. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng giày dép Việt Nam với hàng giày dép các nước trên thị trường Hoa Kỳ và thậm chí ngay tại thị trường trong nước. Vì vậy, ngay từ bây giê các doanh nghiệp Việt Nam cần phải duy trì quan hệ mật thiết với khách hàng từ các châu lục ÂU, Á nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này, tìm hiểu kỹ pháp luật cũng như phong tục tập quán của người Mỹ để chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược thâm nhập hàng hoá vào thị trường này. Can đảm chấp nhận thách thức và tận dụng cơ hội để khắc phục mọi khó khăn, vươn lên chiếm lĩnh thị trường Mỹ sẽ giúp cho doanh nghiệp giày dép Việt Nam nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 38)

w