II. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp
b/ Giải pháp về phát triển sản xuất nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng nội địa:
nội địa:
Mục tiêu phấn đấu của ngành da giày Việt Nam là đến năm 2005 đảm bảo sản xuất được 20% phụ tùng, máy móc thay thế và 50% nguyên vật liệu, ước tính vốn đầu tư cho chương trình phát triển nguồn nguyên vật liệu này là khoảng 300 triệu USD.
Nếu nguyên vật liệu hàng giày dép sản xuất được trong nước giá sẽ rẻ hơn từ 10-30% so với nhập khẩu, đồng thời lại có thể chủ động nguồn nguyên liệu với lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, tăng tỷ lệ vật liệu nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm còn là điều kiện bắt buộc để hưởng quy chế thuế quan phổ cập GSP. Vì vậy:
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định.
- Để có thể chủ động nguồn nguyên vật liệu, ngành da giày cần thiết lập thị trường nguyên liệu tại chỗ phong phú đa dạng, có chất lượng cao để cung cấp đồng bộ và ổn định chi phí sản xuất, đạt tiến độ về khối lượng, tạo thế cạnh tranh cho các sản phẩm giày dép.
- Để thúc đẩy ngành công nghiệp giày dép phát triển phải tiến hành quy hoạch lại sản xuất theo các vùng chuyên doanh tập trung nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực.
- Để giải quyết vấn đề da thuộc, trước hết phải phối hợp với các ngành chăn nuôi để sớm hình thành các vùng chuyên nuôi đại da súc, cải thiện kỹ thuật giết mổ, lột da và bảo quản da sống nhằm khắc phục tình trạng phân tán của sống như hiện nay, loại bỏ được nhiều vết sẹo làm xấu mặt da do chăn dắt lạc hậu. Cải tạo giống đàn gia súc, tạo ra những giống con to hơn để tăng diện tích bề mặt da.
Ngoài đàn trâu bò, ngành cần chú ý phát triển một số loại súc vật có thời gian trưởng thành và phát triển ngắn, phù hợp với khí hậu vùng nuôi vừa để lấy thịt, vừa cho da đặc sản cao sang, đắt tiền như: đà điểu, cá sấu, dê, trăn, thá...
- Các vật liệu khác cho mũ giày: cần kết hợp với các ngành chất dẻo, dệt may, hoá dầu và các đối tác nước ngoài để giải quyết những nguyên liệu này
- Đối với các vật liệu cho đế giày: các loại phụ kiện đế trong lót gót, đệm mũ, đế ngoài cho giày nữ cần phải được tổ chức sản xuất đồng bộ, linh hoạt cho từng mẫu mã. Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất cao su trong hoặc ngoài các nhà máy giầy nhằm tạo ra các loại đế ngoài giầy dép có chất lượng cao
- Giải quyết vấn đề khuôn, phụ tùng, phụ liệu bằng kim loại và phi kim loại: cần thiết lập các xưởng kim khí nhỏ độc lập hoặc các xưởng phụ tùng tại các nhà máy nhựa nhiệt cứng, nhựa nhiệt dẻo để chế tạo các loại khuôn mẫu, phụ tùng, phụ liệu trang sức đa dạng cho giầy. Các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, phụ liệu này phải chủ động trong sản xuất, nắm bắt trước nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất giày, đồng thời tham gia vào việc hướng dẫn họ theo những mốt mới.
Phấn đấu đến năm 2005 trở đi, phải tạo được một môi trường hoàn thiện cho sản xuất giày dép trong đó cứ một nhà máy sản xuất giày dép phải có hai nhà dịch vụ, nguyên liệu, phụ tùng máy móc và ba nhà chuyên dịch vụ kiểu mốt thời trang, thông tin thị trường.