Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 25 - 28)

II. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp

a/ Đào tạo nguồn nhân lực

* Đào tạo đội ngò cán bộ ngoại thương lành nghề:

Muốn nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thì yếu tố con người là vấn đê không thể bỏ qua vì con người là nhân tố quyết định sự thành

bại của sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trình độ quản lý và lao động của các doanh nghiệp chưa cao, chính vì hạn chế mà khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức, nâng cao tay nghề nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Trong giai đoạn này và sắp tới nếu không được chú trọng đầu tư về con người thì ngay cả các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại cũng không thể phát huy được tính ưu việt của sản phẩm, chứ chưa nói đến khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.

Vì vậy, trong thời gian tới các nhà quản lý trong các ngành phải chú trọng đến vấn đề thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngò công nhân, khả năng lao động, khả năng quản lý và tiếp thị của từng người, từng kíp thợ. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để thành công thì điều tiên quyết là phải có đội ngò cán bộ ngoại thương lành nghề.

Một đội ngò cán bộ ngoại thương mạnh là một đội ngò có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền sản xuất trong nước. Đồng thời phải nắm bắt được chính xác mọi thông tin về sự thay đổi nhu cầu và giá cả của thị trường, những nguyên nhân gây nên sự thay đổi đó (như các diễn biến về chính trị, quân sự, tài chính, tiền tệ,... ) cho dù là nặng nề, thậm chí mang tính thất thiệt cũng phải được cung cấp ngay lập tức.

Khả năng tiếp thị tốt cũng là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu được đối với đội ngò cán bộ ngoại thương trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như đối với các loại hình doanh nghiệp khác. Sự phát triển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có khả năng tiếp thị tốt hơn hẳn các doanh nghiệp nội thương hoặc doanh nghiệp sản xuất, vì thị trường mà họ phải tiếp cận là thị trường ngoài nước. Ở đó, các đòi hỏi và tiêu chuẩn của thị trường cao hơn hẳn so với thị trường trong nước và luôn phải ở mức ngang với các tiêu chuẩn chung của thế giới.

* Đào tạo công nhân kỹ thuật và tổ chức công tác quản lý:

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo có hệ thống theo trường líp ngắn, dài hạn cho từng loại lao động và công nhân kỹ thuật, nhân viên cán bộ,

khả năng nắm bắt và sử dụng sáng tạo các dây chuyền công nghệ hiện đại. Đưa công nhân có trình độ kỹ thuật cao ra nước ngoài đào tạo để làm hạt nhân cho các trung tâm thiết kế mẫu mốt sản phẩm da giày sau này, từng bước hình thành một ngành công nghiệp da giày mang bản sắc của Việt Nam tạo uy tín trên thị trường quốc tế.

* Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mốt sản phẩm: để nâng cao sức cạnh tranh khi chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

- Hiện tại, do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu là hàng gia công làm theo mẫu mã đặt hàng, nên các doanh nghiệp giày dép Việt Nam chưa phải lo cạnh tranh trực tiếp trên thị trường xuất khẩu về thiết kế và mẫu mốt. Về lâu dài, muốn thoát khỏi tình trạng làm thuê, tự chủ về sản xuất, tiêu thụ và xác lập thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình thì ngành da giày phải có dự kiến nhu cầu nhân lực và kế hoạch đào tạo ngay từ bây giê để chuẩn bị cho năm 2005-2010.

- Xây dùng Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt chuyên ngành da- giày với trang bị tiên tiến, đội ngò thiết kế có trình độ, có khả năng thiết kế mẫu mã.

- Cố gắng tạo nên nhãn mác hàng giày dép Việt Nam trên thị trường quốc tế, nghiên cứu sản xuất các mẫu chào hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị để giới thiệu sản phẩm mới.

- Học tập kinh nghiệm của Thái Lan: khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chủ sở hữu nhãn mác quốc tế, chọn Thái lan làm cơ sở sản xuất của họ; mời các chuyên gia thời trang từ nước ngoài đến để tư vấn về mẫu mốt thiết kế thời trang cho các nhà sản xuất Thái lan; tăng cường các biện pháp chào hàng, xúc tiến bán hàng giúp cho nhiều khách hàng và các nhà nhập khẩu biết đến các mẫu mã và chất lượng giày dép của Thái lan.

b/ Ứng dụng công nghệ mã số vạch vào hoạt động của các doanh nghiệp

Từ năm 1990, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều yêu cầu sản phẩm phải có mã số mã vạch mới được nhập khẩu, sản phẩm của Việt Nam không có mã số mã vạch thì sẽ không thể bán được hoặc muốn bán được thì

phải chấp nhận để bạn hàng nước sở tại gia công, đóng gói lại, vừa tốn kém, vừa phức tạp dẫn đến tình trạng mất thị trường. Vì vậy, việc EAN-Việt Nam ra đời (1995) và gia nhập Hội mã số vật phẩm quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách cần thể hiện mã số mã vạch trên các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, áp dụng công nghệ mã số, mã vạch đã giúp các nhà sản xuất, dịch vụ thương mại thực hiện quản lý sản xuất, kinh doanh một cách khoa học, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm trong khâu phân phối, lưu thông hàng hoá, kiểm kê, kiểm soát và thanh toán, góp phần bảo hộ bản quyền của hàng hoá một cách tích cực, chống sự làm giả, làm nhái...

Thực tế đang ngày càng chỉ ra rằng, công nghệ mã số, mã vạch - ngành công nghệ nhận dạng tự động tiên tiến với các ưu điểm chính xác, khoa học, nhanh chóng và tiện lợi là công nghệ không thể thiếu được khi xây dựng một nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang phát triển nền thương mại toàn cầu hoá.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w