Định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong cây Trâm lý bằng phƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính hạ đường huyết và mỡ máu của dịch chiết cây trâm syzygium spp (Trang 43 - 45)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.2.2. Định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong cây Trâm lý bằng phƣơng

phƣơng pháp hoá học

2.2.2.1. Định tính flavonoid

Mẫu thử đƣợc pha trong ethnol với một lƣợng thích hợp, thêm vài giọt HCL đặc.

Phản ứng Shinoda: Cho dung dịch mẫu vào 2 ống nghiệm: một ống đối chứng, ống kia thêm vài mảnh Mg và đun trên nồi cách thuỷ trong vài phút. Phản ứng dƣơng tính khi trong ống nghiệm xuất hiện màu hồng, đỏ hay da cam.

Phản ứng với acid sunfuric: Cho dung dịch mẫu vào hai ống nghiệm: một ống đối chứng, ống kia thêm vài giọt acid sunfuric đặc. Phản ứng cho màu vàng đậm cho thấy sự có mặt của flavon và flavonol, màu đỏ hay lâu cho thấy sự có mặt của chalcon và auron.

Phản ứng định tính catechin: Nhỏ một giọt dung dịch mẫu lên giấy lọc, nhỏ tiếp lên một giọt dung dịch vanilin trong HCL đặc. Kết quả cho màu đỏ son là phản ứng dƣơng tính. [5]

2.2.2.2. Định tính tanin

Mẫu thử cũng đƣợc pha nhƣ trên và làm các phản ứng:

Phản ứng với vanilin: Chia dung dịch mẫu vào hai ống nghiệm : một ống đối chứng, ống kia thêm vài giọt thuốc thử vanilin/H2SO4. Phản ứng dƣơng tính khi thu đƣợc màu đỏ đậm.

Phản ứng với gelatin/ NaCl: Cho vài giọt thuốc thử vào dung dịch mẫu, phản ứng dƣơng tính khi trong dung dịch xuất hiện vẩn đục.

Phản ứng với acetate chì: Cho vài giọt dung dịch acetate chì 10% vào dung dịch mẫu, phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện kết tủa. [5]

2.2.2.3. Định tính các polyphenol khác

Phản ứng với dung dịch kiềm: Dung dịch mẫu thử đƣợc pha nhƣ trên. Chia dung dịch mẫu vào 2 ống nghiệm: một ống đối chứng, ống kia thêm vài giọt NaOH 10%. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện màu vàng, vàng cam.

44

Phản ứng với FeCl3: Nhỏ dung dịch FeCl3 trong HCl 0.5N vào ống nghiệm đựng mẫu thử đƣợc pha loãng bằng ethanol 96%. Phản ứng có kết quả dƣơng tính khi dung dịch có màu lục, tía, lam, xanh đen hay đen. [5]

2.2.2.4. Định tính glycoside

Phản ứng Keller- Killian:

- Thuốc thử Keller- Killian

- Dung dịch A: thêm 0,5 ml dung dịch FeCl3 5% vào 50ml acid acetic 10% - Dung dịch B: thêm 0,5 ml dung dịch FeCl3 5% vào 50ml acid sumfuric đặc

Phƣơng pháp: cho cặn dịch chiết vào ống nghiệm. Thêm 1ml dung dịch A lắc cho tan hết, nghiêng ống nghiệm từ từ cho dung dịch B vào. Phản ứng dƣơng tính khi xuất hiện vòng nâu đỏ giữa 2 lớp chất lỏng. [5]

2.2.2.5. Định tính alkaloid

Mẫu thử đƣợc pha dung dịch acid acetic 2% với một lƣợng thích hợp để làm các phản ứng

Phản ứng với thuốc thử Bouchardat (hỗn hợp KI và I2 trong dung dịch HCl): Alkaloid cho kết tủa màu nâu sẫm.

Phản ứng thuốc thử vans-Mayer (hỗn hợp HgCl2 và KI trong nƣớc): Alkaloid phản ứng cho kết tủa màu trắng ánh vàng.

Phản ứng với thuốc thử Dragendroff (hỗn hợp Bi(NO3)3 và KI trong dung dịch acid acetic): Alkloid phản ứng cho màu vàng da cam đến đỏ. [5, 11]

2.2.3. Phân tích thành phần các hợp chất tự nhiên bằng sắc ký lớp mỏng

Sắc ký lớp mỏng là phƣơng pháp hiệu hạt quả để phân tách nhiều hợp chất hữu cơ. Cũng nhƣ nguyên tắc chung của mọi hệ thống sắc ký khác. Hệ thống sắc ký này cũng phân tách các chất dựa trên sự phân bố các chất giữa hai pha là pha động và pha tĩnh. Pha động có thể có chất lỏng hoặc chất khí, đẩy mẫu qua vùng chứa pha tĩnh và chất rắn hoặc chất lỏng. Mẫu phân tích chứa chứa các chất khác nhau với ái lực khác nhau đối với pha động và pha tĩnh. Nếu một chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ di chuyển chậm hơn hơn trong pha tĩnh, ngƣợc lại một chất có ái lực

45

thấp với pha tĩnh sẽ di chuyển nhanh hơn hơn trong pha tĩnh. khả năng hoà tan của chất trong pha động càng lớn thì chất càng di chuyển nhanh hơn do chuyển động của pha động. Nhƣ vậy các chất khác nhau đƣợc phân tích tách rời là do chúng có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. [5]

Chúng tôi tiến hành sắc ký trên bản mỏng tráng sẵn silicagel Merck Alufolien 60 F254. hệ dung môi chạy sắc ký là TEAF: 5:3:1:1 (toluen- ethylacetate- acetone- acid formic). Hiện màu bằng dung dịch H2SO4 10%.

Xác định hệ số Rf theo công thức: Rf = a/b a: Khoảng di chuyển của chất nghiên cứu b: khoảng di chuyển của dung môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính hạ đường huyết và mỡ máu của dịch chiết cây trâm syzygium spp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)