Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường phổ thông

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 53 - 54)

. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường phổ thông

phổ thông

Muốn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, ngoài việc chăm lo sức khỏe (thể lực) cho toàn dân thì việc nâng cao trình độ văn hóa là vô cùng quan trọng. Nói cách khác chất lượng giáo dục phổ thông chính là nền tảng cho sự phát triển nhân lực của đất nước, đó là những con người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”. Để làm chủ cuộc đời, có tinh thần vươn lên trong cuộc sống.

Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa đóng vai trò quyết định nhất trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đảng ta đã xác định: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [6; 109].

Năm 2010 - 2011 Bắc Ninh tiếp tục đứng trong tốp 10 dẫn đầu toàn quốc về giáo dục, đào tạo, xếp thứ 8 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học của các trung tâm giáo dục thường xuyên, xếp thứ 6 về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, “kỳ thi vào các trường đại học, cao đẳng năm 2011 toàn tỉnh có 7 học sinh đỗ thủ khoa các trường” [13; 15]. Toàn tỉnh có 96/146 trường mầm non, 146/150 trường tiểu học, 75/134 trường THCS, 8/23 trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia, bậc học mầm non và tiểu học có tỉ lệ trường chuẩn quốc gia cao nhất nước, tỉ lệ phòng học kiên cố của tỉnh đã đạt trên 95%. Tuy nhiên so với truyền thống hiếu học khoa bảng của địa phương với điều kiện các mặt có được thi những kết quả trên chưa tương xứng. Để khắc phục những yếu kém

Trần Thị Thúy 54 K34A GDCD

vươn lên ngành giáo dục đào tạo Bắc Ninh cần triển khai tốt các cuộc vận động của ngành, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đổi mới công tác quản lý, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập trong các kỳ thi.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng làm việc, khả năng lập nghiệp, thực hiện kiểm điểm chất lượng giáo dục đào tạo ở các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học.

- Mở rộng học 2 buổi trên ngày ở các cấp học, tăng cường học tin học và triển khai học ngoại ngữ ở bậc tiểu học ngay từ năm 2011. Xây dựng đội ngũ giáo viên theo phương châm giỏi về chuyên mônn nghiệp vụ, yêu nghề… Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khuyến khích xã hội hóa, chú trọng đầu tư trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Triển khai đề án xây dựng trường THPT chuyên Bắc Ninh và các trường THCS có chất lượng cao ở các huyện, thị xã, thành phố theo phương hướng hiện đại đồng bộ. Đặc biệt, cố gắng hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012 và thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa và chuẩn hóa trường lớp học.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử” một cách thực chất và hiệu quả hơn, bởi vì một xã hội trong sạch với nguồn nhân lực cao chỉ có thể xây dựng trên một nền tảng giáo dục vững chắc, dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 53 - 54)