Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 57 - 58)

. Nguyên nhân chủ quan

3.3.2.Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho nguồn nhân lực

Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong đó, nguồn từ ngân sách tỉnh có vai trò quan trọng. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo này vừa phải thực hiện hàng năm và phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Chi ngân sách cho đào tạo cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, đây là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tới quá trình hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác.

Hàng năm, tỉnh dành kinh phí từ ngân sacha và huy sử dụng các nguồn khác để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, phấn đấu dành từ 1% - 2% tổng chi ngân sách địa phương.

3.3.3.Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội

Để đảm bảo an sinh xã hội, nhà nước luôn có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm. Đây là hình thức thiết thực để cứu giúp, hỗ trợ những người lao động yếu thế trong xã hội nhằm mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp. Trên cơ sở sản xuất phát triển để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhà nước đã ban hành và thực hiện chính sách

Trần Thị Thúy 58 K34A GDCD

bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm để đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện làm việc mới.

Bên cạnh đó để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nguồn nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn IDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn trong dân để thực hiện các dự án phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 57 - 58)