Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút nhân tài Đồng thời mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 58 - 63)

. Nguyên nhân chủ quan

3.3.4.Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút nhân tài Đồng thời mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

thời mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

Để phát huy trí tuệ và tay nghề của nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề quan trọng là phải taọ ra động lực mới thông qua chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ lao động. Chính sách đó phải đảm bảo phân phối theo lao động theo tài năng, phải thực hiện công bằng trong phân phối, đồng thời khuyến khích tôn vinh lao động sáng tạo, trọng dụng nhân tài và phát triển nhân lực. Do vậy phải thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội theo các phương hướng sau:

Thực hiện cải cách căn bản chính sách tiền lương, tiền công và thu nhập theo hướng trả đúng lương cho người lao động đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Toàn tâm toàn ý với công việc, việc làm có năng suất và hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tiền lương thấp hơn thu nhập.

Thực hiện điều tiết thu nhập cao, bảo đảm giá trị thực tế của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế - xã hội và tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; giải quyết những bất hợp lý về trợ cấp của người nghỉ hưu, thương binh bệnh binh và những người có hoàn cảnh khó

Trần Thị Thúy 59 K34A GDCD

khăn. Thay đổi cơ chế tài chính và thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các khu vực nhằm tạo điều kiện đổi mới chế độ tiền lương của khu vực này.

Thực hiện cơ chế tiền lương mới trong khu vực sản xuất kinh doanh đảm bảo các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng xuất lao đông và hiệu quả của doanh nghiệp. Hệ thống thang, bậc lương đảm bảo tương quan hợp lý, khuyến khích người lao động có trình độ và năng xuất lao động cao.

- Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu theo quyết định 66/2008/QD - UBN ngày 14/5/2008

- Thu hút chuyên gia kĩ thuật viên giỏi từ bên ngoài (kể cả Việt Kiều và người nước ngoài) đồng thời có chính sách riêng cho những đối tượng này.

- Cơ chế chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị chí phù hợp với năng lực chuyên môn, giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố chí phương tiện đi lại…

- Ưu tiên tăng chi ngân sách dầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

- Nhà nước, tinh thần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho đơn vị sử dụng nhân lực. Tiếp tục thực hiện quyết định 57/2010/QĐ - UBND ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh với mức hỗ trợ từ 380.000đ/người/tháng đến 1000.000đ/người/tháng (tối thiểu 01 tháng, tối đa 05 tháng) và một số khoản chi phí làm thủ tục cho lao động được xuất khẩu.

Thứ nhất là phối hợp và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương và cấp Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình dạy - học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Bắc Ninh phát triển.

Trần Thị Thúy 60 K34A GDCD

Thứ hai là sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh và thành phố. Không chỉ trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là hợp tác về phát triển nguồn lực con người. Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh để liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực. Có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết trên thị trường lao động.

Thứ ba là mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế. Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bắc Ninh, qua Phòng Thương Mại, Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tóm lại, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Có như vậy mới có thể phát triển toàn diện nguồn lực con người đáp ứng được sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Trần Thị Thúy 61 K34A GDCD

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc và nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào nhân tố con người. Vì vậy trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay thì việc phát triển nguồn lực con người trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế và là nhân tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.

Thực tế cho thấy, ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp vừa mang tính chất trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài. Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH đồng thời nó còn là một trong những nguồn lực cơ bản của sự phát triển.

Bắc Ninh có nguồn nhân lực đông đảo. Nguồn nhân lực đang từng bước có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức… Song cùng với những thành tựu đó, việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn gặp một số những hạn chế: đó là trình độ chuyên môn, trí tuệ, học vấn, trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Chất lượng sống, thể chất, sức khỏe của nguồn nhân lực chưa thực sự bảo đảm, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng mất cân đối lớn về cơ cấu ngành, nghề… Sự suy thoái về đạo đức, lối sống… của bộ phận thanh thiếu niên và cán bộ đang là vấn đề cấp bách.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức và xác định đúng vai trò của nhân tố con người. Đảng ta nhấn mạnh rằng “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đó là quan điểm xuyên suốt có tính chiến lược lâu dài để đưa đất nước

Trần Thị Thúy 62 K34A GDCD

ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước coi con người là nhân tố quyết định, là nhân tố quý giá của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được điều đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Bắc Ninh đã cụ thể hóa, đề ra chủ trương, chính sách nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Tuy nhiên, việc phát triển toàn diện nguồn lực con người là một bài toán với nhiều biến số, kết quả của nó phụ thuộc vào chủ trương, chính sách của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, dựa trên xu thế học tập suốt đời, dựa vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên, dựa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể là cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực - Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cùng với những thành tựu đã đạt được về phát triển nguồn nhân lực ở Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Chúng ta tin tưởng rằng sẽ tạo ra được nguồn nhân lực phát triển toàn diện trên tất cả các mặt thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức làm tiền đề đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH để phấn đấu đưa Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng tiến lên xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trần Thị Thúy 63 K34A GDCD

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 58 - 63)