Cải biến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 50 - 51)

. Nguyên nhân chủ quan

3.1.2.Cải biến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Mỗi cấp, mỗi ngành, tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu rộng về phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay vì con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước. Từng cấp, từng ngành cần có kế hoạch, chương trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của ngành, cấp mình. Để thực hiện mục tiêu trên thì chúng ta cần: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh trung học phổ thông.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh về công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo, pháp luật. Về phát triển nhân lực thường xuyên, liên tục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tạo ra sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lí nhà nước về phát triển nhân lực tới mọi lực lượng từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân.

Do đó, các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Trần Thị Thúy 51 K34A GDCD

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung - cầu về nhân lực, theo đó các ngành, các đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ sau (thông tin dự báo) - (doanh nghiệp, người sử dụng lao động) - (các cấp chính quyền) - (các sở ban, ban, ngành) - (cơ sở đào tạo) (người lao động).

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 50 - 51)