Đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng lao động

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 54 - 56)

. Nguyên nhân chủ quan

3.2.3.Đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng lao động

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển, người lao động phải được đào tạo với ngành nghề phù hợp, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực tế.

Trần Thị Thúy 55 K34A GDCD

Hàng năm, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến, trong sản xuất, đồng thời phù hợp với đường lối, chính sách pháp luật về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp.

Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức tác phong, kỷ luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hạn chế, đảy lùi các mặt yếu, tồn tại của đội ngũ nhân lực hiện nay. Để làm tốt việc này thì tổ chức công đoàn và đoàn thể chính trị, các ngành quản lí lao động có vai trò quyết định. Giáo dục để người lao động thấy rõ thành công trong lao động, sản xuất không chỉ do kỹ năng, chuyên môn của cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật của doanh nghiệp, là tính hợp lý, khoa học của quy trình lao động, sản suất là yêu cầu của người sử dụng lao động , doanh nghiệp mà người lao động phải đáp ứng.

3.2.4.Tăng cường giáo dục đạo đức và lý tưởng cao đẹp cho người lao

động trong thời kỳ CNH, HĐH và tìm cách khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến nguồn nhân lực trong quá trình mở rộng hội nhập quốc tế

Với ảnh hưởng tiêu cực của việc mở rộng quan hệ quốc tế đã làm một bộ phận người lao động bị suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống. Để khắc phục tình trạng này cần phải:

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc tức là xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Bắc Ninh nói riêng và con người Việt Nam nói chung, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là về lý tưởng sống năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa

- Đẩy mạnh việc giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống lành mạnh cho người lao động. Giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH,

Trần Thị Thúy 56 K34A GDCD

năng động sáng tạo, có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, tin tưởng vào tương lai vào tiền đồ của đất nước. Kiên quyết đấu tranh để bài trừ, đẩy lùi các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc…

Như vậy có thể khẳng định chỉ có trên cơ sở không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng cho người lao động kết hợp với không ngừng nâng cao về chất lượng và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thì chúng ta mới hình thành nên những người lao động đủ đức đủ tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Từ đó tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện nhất trở thành nguồn nhân lực quan trọng nhất, quyết định nhất để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đi đến thắng lợi.

3.3.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Quan điểm toàn diện với việc phát triển nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở bắc ninh (việt nam) hiện nay (Trang 54 - 56)