Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần du lịch bạc liêu (Trang 30)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phỏng vấn một số anh (chị) trong Công ty. Đồng thời thu thập một số thông tin từ sách, internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

So sánh số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sơ. Ví dụ: So sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trƣớc.

y = y1 – y0 (2.14)

y: là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ y1: chỉ tiêu năm sau

y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ: Là sử dụng số tƣơng đối để nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Thông qua quan hệ tỷ lệ để đánh giá và phản ánh chính xác tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

y0 (y1 – y0)

X 100

29

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BAC LIÊU

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẠC LIÊU 3.1.1 Quá tình hình thành và phát triển của Công ty 3.1.1 Quá tình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu là một doanh nghiệp Cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quyết định số: 769/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, về việc phê duyệt phƣơng án và chuyển từ doanh nghiệp Nhà nƣớc Công ty Du lịch Bạc Liêu thành Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu là Công ty Du lịch Bạc Liêu đƣợc thành lập theo quyết định số: 34/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách ra từ Công ty Du lịch - Dịch vụ Minh Hải khi tỉnh Bạc Liêu đƣợc tái lập đầu năm 1997.

- Tên chính thức của công ty là: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẠC LIÊU.

+ Viết tắt là: BAC LIEU TOURIST

+ Tên giao dịch quốc tế: BAC LIEU TOURIST JOINT STOCK COMPANY.

+ Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: BACLIEU TOURIST COMPANY.

Hình 3.1: Biểu tƣợng Logo của Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu Công ty đã đăng ký nhãn hiệu này với Cục Sở hữu Trí tuệ VN và đƣợc cấp giấy chứng nhận số: 162465 ngày 25 tháng 4 năm 2011.

- Hình thức: Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu (gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp đƣợc thành lập tháng 01/ 2006( Chuyển đổi từ DNNN thành

công ty cổ phần) và nhận sáp nhập Công ty Cổ phần Khách sạn Bạc Liêu

30

ngày 01/ 01/ 2001 để cổ phần hóa thí điểm), đƣợc tổ chức và hoạt động theo

Điều lệ công ty Luật doanh nghiệp năm 2005.

- Vốn điều lệ: 20.000.000 VND ( Hai mươi tỉ đồng) - Trụ sở chính của Công ty đặt tại:

+ Số 02 đƣờng Hoàng Văn Thụ, phƣờng 3, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

+ Điện thoại: (0781) 822623 – 826533 – 823964 – 824272 . Fax: 824273. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Email: baclieutourist@vnn.vn + Website: baclieutourist.com - Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu:

+ Có tƣ cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của Pháp luật Việt Nam. + Có con dấu riêng; độc lập về tài sản; đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, các Ngân hàng trong và ngoài nƣớc theo qui định của Pháp luật.

+ Có Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.

+ Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ.

+ Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đƣợc hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.

+ Có bảng cân đối kế toán riêng, đƣợc lập các quỹ theo qui định của Công ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Các đơn vị cơ sở trực thuộc Công Ty: + Khách sạn Bạc Liêu;

+ Nhà hàng Hải Yến; + Nhà hàng Hƣơng Biển;

+ Cửa hàng thực phẩm công nghệ Bạc Liêu: + Cửa hàng thực phẩm công nghệ Hộ Phòng + Trung tâm Điều hành Du Lịch

3.1.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty

- Quyền của công ty:

Công ty có các quyền theo qui định tại Điều 8 của Luật doanh nghiệp và các quyền sau đây:

Tự chủ kinh doanh; chủ động chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tƣ; chủ động mở rộng qui mô và ngành, nghề kinh doanh; đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, ƣu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất,

31

cung ứng sản phẩm. Lựa chọn hình thức, phƣơng thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Chủ động tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. Chủ động ứng dụng khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Tự quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. Các quyền khác theo quy định.

- Nghĩa vụ của công ty:

Công ty có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 của Luật doanh nghiệp nhƣ sau:

+ Hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

+ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng theo quy định của pháp luật về kế toán.

+ Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Đảm bảo quyền, lợi ích của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm khác cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

3.1.3 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, thời gian và nguyên tắc của các tổ chức trong Công ty của các tổ chức trong Công ty

- Mục tiêu: Công ty đƣợc thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp ngân sách Nhà nƣớc và phát triển Công ty.

- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

+ Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ hành, visa, taxi, vận chuyển hành khách công cộng, điện thoại và các dịch vụ khác. Kinh doanh xăng, dầu, nhớt, gas.

+ Xuất khẩu: Thủ công mỹ nghệ, thực phẩm công nghệ, thuỷ sản, nông sản các loại.

+ Nhập khẩu: Trang thiết bị khách sạn, vật liệu xây dựng, phƣơng tiện vận tải phục vụ du lịch, hàng tiêu dùng, phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tƣ, nguyên liệu vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Khi thay đổi, bổ sung các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với qui định của Pháp luật phải đƣợc Hội đồng quản trị quyết định.

- Thời gian hoạt động: Công ty không xác định thời hạn, việc chấm dứt hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc tổ chức quản trị, điều hành của Công ty:

+ Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý công ty giữa hai kỳ Đại hội, bầu kiểm soát viên để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty. Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

- Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị khác:

+ Các tổ chức: Đảng cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức.

+ Công ty tôn trọng và tạo điều kiện để các tổ chức trên hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, điều lệ hoạt động của tổ chức đó.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đƣợc thể hiện qua sơ đồ tổ chức sau:

(Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp) Phó Giám Đốc ĐH đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Giám Đốc

Ban Kiểm soát

P. Tổ Chức HC P. Kinh Tế TH Khách sạn Bạc Liêu TT Điều hành DL Nhà hàng Hải Yến Nhà hàng Hƣơng Biển CH TPCN Bạc Liêu CH TPCN Hộ Phòng

33

Tổ chức Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu là cơ cấu trực tuyến theo chức năng. Theo cơ cấu này tƣơng đối phù hợp với điều kiện và tình hình kinh doanh dịch vụ của Công ty. Nhƣng đến khi Công ty mở rộng mạng lƣới, thực hiện đa dạng các ngành nghề kinh doanh tối đa mục tiêu, chức năng nhiệm vụ thì cơ cấu tổ chức không còn phù hợp. Song, cơ cấu trực tuyến theo chức năng có những ƣu, nhƣợc điểm nhƣ sau:

- Ƣu điểm:

+ Việc ra quyết định tập trung giúp tăng cƣờng viễn cảnh tổ chức xuyên qua các chức năng.

+ Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa theo chức năng cho phép sử dụng và phát huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý.

+ Khi các chuyên gia cùng chuyên môn đƣợc bố trí cùng một bộ phận nó sẽ tạo ra sự hợp tác và cộng hƣởng của từng chức năng.

+ Cấu trúc trực tuyến chức năng cho phép xác định rõ ràng đƣờng dẫn sự nghiệp của các chuyên gia và điều này cho phép dễ dàng tuyển dụng, duy trì các tài năng chuyên môn trong tổ chức.

- Nhƣợc điểm:

+ Do mỗi bộ phận chức năng có chuyên môn và những giá trị khác nhau nên nó sẽ tạo ra sự khó khăn cho việc hợp tác và thông tin giữa các bộ phận chức năng.

+ Những xung đột giữa các bộ phận chức năng luôn luôn đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của lãnh đạo cấp cao và điều này gây nên sự tốn kém thời gian và làm cho lãnh đạo cấp cao bị chi phối thời gian cho những vấn đề quan trọng, cốt yếu của công ty.

+ Do các chức năng là rất khác nhau nên không có những tiêu chuẩn chung cho các chức năng. Vì thế cấu trúc trực tuyến chức năng tạo ra sự khó khăn, phức tạp trong việc kiểm soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các chức năng.

+ Khi không có những tiêu chuẩn đánh giá chung sẽ dẫn đến rất khó đánh giá chính xác sự đóng góp của từng bộ phận chức năng vào thành quả chung của Công ty. Điều này làm tăng lên tính chủ quan trong đánh giá, tạo ra cảm giác của sự không công bằng và dẫn đến đối xử không công bằng với các nhà quản trị cũng nhƣ với nhân viên. Sự không công bằng trong đánh giá và đãi ngộ đối với cán bộ sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong động viên ngƣời lao động trong Công ty.

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÕNG BAN

Đại hội đồng cổ đông:

Là tổ chức cao nhất bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để giám sát việc điều hành của Ban giám đốc.

34

Chủ tịch Hội đồng quản trị:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc công ty.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

+ Lập chƣong trình; Kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Trƣờng hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, thì thành viên đƣợc Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trƣờng hợp không đƣợc uỷ quyền thì các thành viên còn lại chọn một ngƣời tạm quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát:

- Đại hội cổ đông bầu Ban kiểm soát. Kiểm soát viên phải là cá nhân không bắt buộc là cổ đông công ty, trong số họ cử ra một ngƣời làm Trƣởng ban.

- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc và tất cả các bộ phận, phòng ban trong việc điều hành, quản lý, thực hiện mọi hoạt động của Công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.

Giám đốc công ty:

- Giám đốc công ty đƣợc Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức quản lý điều hành hoạt động theo chế độ thủ trƣởng, có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức và các hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty thông qua hệ thống tham mƣu, giúp việc (các Phó giám đốc, các trƣởng, phó phòng ban chức năng) theo đúng chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, luật doanh nghiệp, điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.

- Chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cơ quan chức năng Nhà nƣớc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm Giám đốc công ty phải báo cáo trƣớc Hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và đề xuất những chủ trƣơng, biện pháp lớn để Hội đồng quản trị bàn bạc thảo luận, thống nhất và thể chế hóa bằng nghị quyết Hội đồng quản trị để tổ chức hoạt động.

Phòng Tổ chức hành chính:

35

+ Nghiên cứu và làm tham mƣu cho Giám đốc công ty trong các vấn đề về tổ chức nhân sự.

+ Sắp xếp lại bộ máy tổ chức gọn, nhẹ nhƣng đảm bảo đủ sức hoạt động và điều hành. Quy hoạch đào tạo cán bộ và nhân viên nghiệp vụ. Tuyển dụng lao động và giải quyết chính sách cho ngƣời lao động. Quản lý và sử dụng tốt lao động, phân phối tiền lƣơng, thƣởng một cách hợp lý, công bằng.

+ Đề xuất và tổ chức phát động các phong trào thi đua, khen thƣởng cũng nhƣ tổ chức, đề xuất các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. Đồng thời, làm tham mƣu tốt trong vấn đề về hành chính quản trị; tham mƣu và tổ chức các vấn đề về đối ngoại, lễ tân.

- Nhiệm vụ:

+ Trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh về hành chính quản trị của Công ty trong ngày. Quản lý các cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, thiết bị và điều hành, phục vụ tốt cho hoạt động khối văn phòng. Trực tiếp thu nhận, cấp phát, bảo mật, lƣu trữ các loại tài liệu, công văn, ấn phẩm, báo chí,... đúng nguyên tắc.

+ Soạn thảo các loại văn bản, làm biên bản cho các cuộc họp do Ban giám đốc công ty chủ trì, tổng họp các thông tin chọn lọc. Phối hợp với các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất để Giám đốc xử lý. Đồng thời truyền đạt

Một phần của tài liệu kế toán và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần du lịch bạc liêu (Trang 30)