Các phương pháp làm khô thủy sản

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết hợp chitosan và phụ gia thực phẩm trong bảo quản cá tra khô tẩm gia vị (Trang 25 - 28)

Sấy khô tự nhiên:

Là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên để phơi khô sản phẩm, đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhất hiện nay[2].

Ưu điểm: Không tốn năng lượng và nhiên liệu. Thiết bị phơi đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Đơn giản về mặt công nghệ, có thể áp dụng ở quy mô gia đình cũng như trong các xí nghiệp.

Nhược điểm: Thời gian phơi kéo dài, giảm chất lượng sản phẩm. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên không chủ động được quá trình sản xuất.Không đảm bảo

về mặt vệ sinh, dễ nhiễm vi sinh, tạp chất. Nhiệt độ không ổn định nên sản phẩm

Sấy khô cưỡng bức:

Là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng nhân tạo để làm khô nguyên liệu

nhờ vào tác nhân và thiết bị sấy[2].

Sấy tiếp xúc: phương pháp này cho vật liệu tiếp xúc với bề mặt được đun nóng

và sấy khô nguyên liệu.

Sấy bằng áp suất thường: phương pháp này sử dụng áp suất thường để sấy khô

nguyên liệu.

Sấy bằng chân không:

Sấy khô bằng chân không là những phương pháp tiên tiến nhất trong công

nghiệp sấy khô hiện nay, sấy khô sản phẩm bằng chân không có thể đảm bảo được

chất lượng tốt cho sản phẩm.

Sấy khô bằng chân không là dưới độ chân không thấp hơn nhiệt độ bốc hơi của nước trong nguyên liệu sẽ thấp hơn hoặc nếu độ chân không rất thấp thì nước sẽ đông kết và thăng hoa ở nhiệt độ thấp do đó quá trình sấy khô được nhanh và chất lượng sản phẩm sẽ tốt.

Phương pháp này dựa trên cơ sở dưới điều kiện nhiệt độ thấp, nước trong

nguyên liệu bị đông kết lại và trực tiếp thăng hoa từ thể đặc sang thể hơi mà không

qua thể lỏng.

Sấy đối lưu

Cho không khí nóng tiếp xúc với vật liệu sấy nó sẽ làm nóng và sấy khô vật

liệu. Đây là phương pháp sấy khô phổ biến và được áp dụng nhiều trong thực tế sản

xuất.

Thiết bị sấy kiểu phòng.

Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, nhiệt độ sấy tương đối đồng đều. Năng suất lớn.

Nhược điểm: Vật liệu sấy đứng yên nên chất lượng sấy không đồng đều.

Phòng sấy kiểu hòm

Nguyên tắc: dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng sấy, dẫn tới

sự chênh lệch về áp suất tạo nên luồng không khílưu thông tự nhiên.

Nguyên lý làm việc: không khí ở ngoài trời đi vào lò đốt được gia nhiệt, biến thành không khí nóng đi vào lò đtôi đến cho sản phẩm một lượng nhiệt cần thiết để nước trong sản phẩm bay hơi rồi đi qua ống thoát ẩm đi ra ngoài.

Có hai kiểu phòng sấy kiểu hòm thông gió tự nhiên: Phòng sấy cung cấp hơi nóng từ trên xuống.

Phòng sấy cung cấp hơi nóng từ dưới lên trên.

Phòng sấy kiểu hòm thông gió nhân tạo

Phòng sấy kiểu này tiến bộ hơn phòng sấy kiểu hòm thông gió tự nhiên, vì nó

đã có quạt gió có thể thông gió một cách dễ dàng và điều chỉnh được tốc độ gió theo

ý muốn, đồng thời gió đi trong phòng sấy ổn định.

Phòng sấy kiểu đường hầm

Ưu điểm: Sản xuất liên tục, thao tác dễ dàng.

Nhược điểm: Sản phẩm khó thoát ẩm, lâu khô, sản phẩm không được sấy ở

nhiệt độ cao cho nên phòng sấy khá dài, xây dựng tốn kém.

Phòng sấy kiểu băng chuyền: Thường dùng để sấy các sản phẩm ở dạng lỏng.

Sấy theo phương pháp mới.

Sấy bằng dòng điện cao tần

Cho nguyên liệu đi trong trường điện có điện thế cao, tần số cao, nó sẽ làm cho nguyên liệu được nóng và sấy khô

Ưu điểm: nguyên liệu sấy được làm nóng từ trong ra ngoài nên sẽ tăng cường

khếch tán nội, làm cho thời gian sấy nhanh hơn.

Nhược điểm: Thiết bị phức tạp, đòi hỏi độ an toàn cao. Nguyên liệu sấy dễ bị

Phương pháp này ít được sử dụng, thường chỉ áp dụng khi kết hợp với phương pháp đối lưu.

Sấy chân không thăng hoa

Đây là một phương pháp sấy hiện đại, được ứng dụng trong công nghiệp để

sấy các vật liệu quý, các loại nguyên liệu ở thể keo và keo xốp khó sấy. Vì thiết bị

sấy khô bằng chân không thăng hoa rất phức tạp yêu cầu kỹ thuật cao, tính kinh tế

còn thấp cho nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Ưu điểm: Quá trình sấy ở nhiệt độ thấp, do đó chất lượng sấy tốt nhất trong tất

cả các phương pháp sấy. Màu sắc kích thước của sản phẩm sau khi sấy gần như được giữ nguyên so với lúc ban đầu. Tính chất vật liệu sấy ít bị thay đổi.

Nhược điểm: thiết bị cồng kềnh, phức tạp. Chi phí giá thành cao. Yêu cầu kỹ

thuật cao.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết hợp chitosan và phụ gia thực phẩm trong bảo quản cá tra khô tẩm gia vị (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)