Phương pháp phân tích so sánh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 34)

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình thu ngân sách nhà nước. Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Phân tích so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và

26

được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề… ) 2.1.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau.

2.1.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo

Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm, Chi cục trưởng và các Đội trưởng thuộc Chi cục thuế Đức Thọ, Giám đốc các doanh nghiệp… để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới.

2.1.6. Phương pháp khảo sát điều tra

Qua công tác điều tra cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/28 UBND xã, thị trấn là các phó chủ tịch phụ trách mảngkinh tếvà các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách gồm 03 lãnhđạo Chi cục thuế; Phó và Trưởng phòng tài chính UBND Huyện Đức Thọ.

Khảo sát các công ty cổ phần, công ty TNHH và các doanh nghiệp tư nhân thuộc Chi cục thuế quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đức Thọ nhằm so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý thu ngân sách Nhà nước và đối tượng nộp NSNN trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách.

Qua điều tra 56 người (Chủ tịch và phó chủ tịch) của 28 xã thị trấncho thấy phần lớn các ý kiến đều đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu hàng năm.

27

Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến chưa đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu như hiện nay, bởi vì việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô hình “lồng ghép” nên việc quyết định dự toán ngân sách của địa phương chỉ mang tính hình thức và quyết định những chỉ tiêu mà cấp trên đã quyết định rồi, không phát huy được vai trò của HĐND ở địa phương. Kéo theo nó là làm cho chu trình ngân sách kéo dài, thời gian dành cho mỗi khâu ngắn, không đủ để chắc chắn các khoản thu được giao là chính xác.

2.Nguồn tư liệu

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện giai đoạn 2010 - 2014 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2010 - 2014

Số liệu sơ cấp: được thu thập từ khảo sát điều tra và phỏng vấn sâu. Được thu thập từ việc điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại các xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu.

Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thu thập thông tin từ các chủ doanh nghiệpChi cục thuế quản lý thu để so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp ngân sách nhà nước trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Nhờ

28

đó có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn.

2.3. Qui trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình thiết kế nghiên cứu

Cụthể:

- Bước 1: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý ngân sách Nhà nước, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến là:

+ Nội dung nghiên cứu: thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

+ Đánh giá thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Bước 1: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 3: Chọn tình huống

Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Thu thập dữ liệu

29 - Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

1. Thu NSNN là gì? Nguyên tắc, vai trò nguồn thu NSNN như thế nào? 2. Thực trạng thu NSNN tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2014 như thế nào?

3. Cần có giải pháp gì để tăng thu NSNN tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tiếp theo?

- Bước 3: Chọn tình huống.

Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận văn lựa chọn đó chính là những vấn đề về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ.

- Bước 4. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

Để có được thông tin về những vấn đề quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp, so sánh…

Cụ thể, tác giả khảo sát, phỏng vấn sâu các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, quản lý ngân sách và các cấp quản lý trong HĐND-UBND huyện Đức Thọ, các trưởng, phó các phòng: Tài chính - Kế hoạch; Công Thương, Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Đức Thọ,..để khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các nội dung xoay quanh các câu hỏi nghiên cứu như tình hình quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước, các thông tin quá trình hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận …

30 - Bước 5. Thu thập dữ liệu.

Số liệu thứ cấp: Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, các Quy chế, quy định của phòng, ban quản lý ngân sách Nhà nước, các báo cáo của UBND huyện Đức Thọ, Huyện ủy Đức Thọ, Chi cục thuế Đức Thọ, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý ngân sách Nhà nước trong nước…

Số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý; trực tiếp khảo sát và quan sát thực tiễn quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ. Phương pháp cụ thể là chọn tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách trong huyện bao gồm: Các cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp trên địa bàn huyện; UBND các xã, thị trấn trực thuộc;

Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên, sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra đã xây dựng sẵn. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các bài báo, các công trình đánh giá về hiệu quả quản lý ngân sách, những hạn chế trong quá trình quản lý; thái độ của người dân, của xã hội liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ trước yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững hiện nay. Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân dự kiến thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý ngân sách Nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN, phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Công Thương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ.

31 - Bước 6. Phân tích dữ liệu.

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, căn cứ cơ ở lý luận tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, nhận diện những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ

2.4. Địa điểm nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Huyện Đức họ, Hà Tĩnh

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010-2014.

- Giới hạn nghiên cứu: Các khoản thu của ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

32

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

3.1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội và cơ chế thu NSNN của Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Đức Thọ là một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Được thiên nhiên ban tặng cho thế núi hình sông khoáng đãng hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu và có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử văn hóa. Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 27 xã ), tổng diện tích đất tự nhiên 20243,34 ha.

Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường Quốc lộ 8A là 16km với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó đất núi đồi và đất rừng chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên

Nhìn chung, huyện Đức Thọ có vị trí khá quan trọng đối với vùng kinh tế phía bắc của tỉnh, với những lợi thế cơ bản là nằm trên trục đường Quốc lộ 8A nối QL 1A với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và có đường sắt Bắc Nam chạy qua.

3.1.1.2 Tài nguyên đất

Theo số liệu hiện trạng kiểm kê đất đai năm 2010 (01/01/2010) huyện có tổng diện tích tự nhiên : 20.243,34 ha chiếm ,097% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất nông nghiệp : 12.754,33 ha - Đất phi nông nghiệp : 5.249,50 ha - Đất chưa sử dụng : 2.1239,51 ha.

33

Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2010 của Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

TT và loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Ghi chú 1. Đất Nông nghiệp 12.754,33 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.696,48 76,03 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.042,53 63.06 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.653.95 12,96 1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 2.884,70 22,62 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.764.17 21,67 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 120.53 0,95 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 150,47 1,20 1.4 Đất Nông nghiệp khác 19,68 0,15 2. Đất Phi nông nghiệp 5.249,50 100,00

2.1 Đất ở 703,11 13,39

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 666.00 12,69 2.1.2 Đất ở tại đô thị 37.11 0,71 2.2 Đất chuyên dung 2.557,80 48,72 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp 28,07 0,53 2.2.2 Đất quốc phòng 1.31 0,03 2.2.3 Đất an ninh 1.01 0,02 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 143.98 2,74 2.2.5 Đất có mục đich công cộng 2.383.43 45,40 2.3 Đất tôn giáo,tín ngưỡng 30,14 0,58 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 233.49 4,45 2.5 Đất sông suối và mặt nước 1.723,92 32,84 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,04 0,02 3.Đất chưa sử dụng 2.181,26 10,78 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.120,22

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.119,29

Nguồn: Quy hoạch - kế hoạch sử dụngđất đai Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh thời kì 2011 - 2020

34

3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

- Nhóm kim loại có Măngan được hình thành nằm chủ yếu trên địa phận củacác xã là Đức Dũng, Đức An và Đức Lập, trữ lượng ước tính không phân cấp là50.000 tấn ( theo số liệu khảo sát, thăm dò quy hoạch khoáng sản ).

- Nhóm phi kim loại có Caolanh để làm đồ gốm và vật liệu xây dựng. - Nhóm nguyên vật liệu xây dựng có đất làm vật liệu chịu lửa ở xã Đức Hoàvới trữ lượng hàng triệu tấn, ngoài ra còn có các mỏ đất sét, cát, đá....làm vật liệuxây dựng.

3.1.1.4. Tài nguyên nhân văn

Đức Thọ là vùng đất có truyền thống yêu nước với những bậc cách mạngtiền bối như Đồng Chí Trần Phú - Nguyên Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng CộngSản Việt Nam. Đức Thọ còn là nơi có bề dày lịch sử văn hoá với lòng hiếu học,nhân dân cần cù thông minh sáng tạo nên đã cống hiến cho quê hương và đất nướcnhững nhà trí thức và khoa học lớn. Đức Thọ cũng là nơi có nhiều đền chùa, miếu mạo thể hiện truyền thống tập tục của quê hương và những nơi ghi công những người con của quê hương hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn với những di tích lịch sử được xếp hạng như nhà lưu niệm đồng chí Trần Phú và các đền thờ Lê Bôi, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Đinh Lễ, Bùi Dương Lịch... Đức Thọ có những nghề truyền thống được phát triển sớm, có những nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống như nghề mộc ở Thái Yên và nghề dệt ở Yên Hồ, Thọ Ninh, Đông Thái và nghề Bánh Gai Đức Yên và nghề làm Bún...

3.1.2 Đặc điểm nguồn lực phát triển KTXH

3.1.2.1 Thu nhập

Tổng giá trị GDP của huyện năm 2010 đạt được là 1.666,0 tỷ, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 16,0 triệu đồng/năm. Mức bình quân lương thực 611

35 kg/người.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Số hộ cómáy thu hình, thu thanh, số hộ được sử dụng nước sạch và sử dụng điện lưới quốcgia ngày một tăng, 100% các xã, thị trấn có quy ước nếp sống mới. Nếp sống vănhoá mới, gia đình, làng văn hoá được phát động rộng khắp trong toàn huyện. Cáchủ tục về ma chay, cưới xin cũng như các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi vàbài trừ. So với mặt bằng chung của toàn tỉnh Hà Tĩnh thì thu nhập và mức sống bình quâncủa huyện Đức Thọ ở mức khá. Số hộ giàu, khá còn ít và tập trung ở khu vực đô thị.

3.1.2.2 Dân số

Năm 2010 toàn huyện có 104.099 người với 26.500 hộ (quy mô hộ gia đình4người), mật độ dân số trung bình toàn huyện 514 người/km2, là huyện có mật độdân số cao thứ 3 trong tỉnh

Mật độ dân số đô thị (Thị trấn Đức Thọ) là 1969 người/km2, khu vực nông thôn490 người/km2 . Dân số khu vực đô thị có 6695 người, chiếm 6,87%. Dân số khuvực nông thôn có 97.404 người, chiếm 93,13%.

Dự báo tỷ lệ tăng dân số còn tiếp tục giảm, đến năm 2020 dân số của huyệnsẽ có khoảng 108.000 người. Tỷ lệ gia tăng dân số không đồng đều giữa các khuvực đô thị với khu vực nông thôn, giữa khu vực tập trung dân cư, các trung tâmcụm xã với các làng. Nơi có tỷ lệ sinh cao là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.Nhưng ở đô thị, các khu vực trung tâm kinh tế - xã hội (trung

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 34)