Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)

Bên cạnh những kết quả đạt được, thu NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là:

Nguồn thu chưa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trước mắt và lâu dài, vì nếu trừ nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất (bình quân hàng năm khoảng 55.7 tỷ đồng) thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 31,8% số thu trong cân đối và chiếm 26,2% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn là quá thấp.

58

số thu ở mức dưới 1 tỷ đồng; nhiều địa phương 2 năm liên tiếp không hoàn thành kế hoạch giao. Có 9 đơn vị tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm thời kỳ 2010-2014 đạt thấp dưới mức 5%.

Có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung do 2 nhóm nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, về chính sách:

- Hệ thống chính sách thu chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Đồng thời trong quá trình thực hiện chưa sâu sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh váo ngân sách Nhà nước như các khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất đai, nhà cửa và một số khoản thu nhập khác của tổ chức, cá nhân.

- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh.

- Chính sách thuế còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước. Các ngành kinh tế chưa có chiến lược phát triển dài hạn, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, do đó việc bảo hộ bằng thuế còn thiếu sự chọn lọc, thậm chí nhiều mặt hàng còn bảo hộ quá mức nên các doanh nghiệp chưa chủ động sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình.

- Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.

59

- Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu: Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện:

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.

Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh…đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế.

- Đối với cơ quan thuế: Năng lực trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng được so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là:

+ Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng trên địa bàn là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn

60

thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

+ Công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế còn thiếu thường xuyên và rộng rãi, hình thức, phương pháp phổ biến còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa phong phú và sinh động để đi vào lòng người, vào cuộc sống thực tiễn. + Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý và đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.

+ Một bộ phận quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

- Đối với người nộp thuế:

+ Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.

+ Một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chưa chấp hành nghiêm túc việc kê khai một cách chính xác.

- Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Cấp uỷ và chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu, coi công tác thu là nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan thuế, chưa

61

gắn công tác thuế với công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sự phối kết hợp, hỗ trợ của các ngành, các cơ quan nhất là các cơ quan hành pháp và tư pháp như công an, Viện kiểm sát, Toà án chưa được chặt chẽ. Do đó mà các hiện tượng trốn lậu thuế, chây ì không nộp thuế và thậm chí lăng mạ, hành hung, đánh đập cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ chưa được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Mặc dù trong các Luật thuế đã có những qui định về xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu hoặc kê biên tài sản, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm về thuế, song thực tế hiện nay chưa được các cơ quan tư pháp quan tâm đúng mức, dẫn đến thất thu thuế và thi hành các luật thuế kém hiệu lực.

Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chưa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 66 - 70)