Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 của Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 73)

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, tăng khả năng cạnh tranh, thực sự là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết tích hợp, tự động hóa cao. 4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống chính sách thuế được hoàn hiện và có cơ cấu hợp lý, với những định hướng chủ yếu như sau:

+ Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế và phí, lệ phí quân hàng năm đạt khoảng 16-18% năm.

+ Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo định hướng mức thuế được nghiên cứu điều chỉnh giảm mứcđộng viên trên một đơn vị hàng hóa, doanh thu dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, khuyến kích tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

65

4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đến năm 2020 năm 2020

4.2.1 Mục tiêu tổng quát

Vận dụng thời cơ, phát huy những mặt mạnh, tiềm năng lợi thế của địa phương, vượt qua thách thức khó khăn, khắc phục những tồn tại yếu kém, trong nhiệm kỳ tới Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Thọ quyết tâm phấn đấu giành nhiều kết quả vượt bậc theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ như sau:

Phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội một cách toàn diện, tạo bước đột phát mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiến phát triển các lĩnh vực công nghiệp – TTCN- xây dựng- thương mại- dịch vụ- du lịch. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và bền vững, trọng tâm là lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kỷ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xây dựng huyện Đức Thọ giàu mạnh, văn minh và phát triển bền vững, sớm đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể để năm 2020 Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 14%, Công nghiệp – TTCN – XD 35,5%;

66

Nông –lâm- thủy sản 23%; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm;

Thu nhập bình quân đầu người từ 35 triệu đồng/năm trở lên; Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 100 tỷ đồng.

Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp chiếm trên 55%. Huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng 1.500 tỷ đồng. Kênh mương cứng nội đồng (cấp 1, cấp 2) 85 đến 100km. Tỷ lệ thôn xóm, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 72%. Tỷ lệ thôn xóm, khối phố có nhà văn hoá đạt chuẩn trên 80%. Tỷ lệ hộ gia đình văn hoá đạt trên 80%, nhà văn hoá xã đạt chuẩn 100%; trên 80% trạm xá có bác sỹ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 5%; 100% xã, thị trấn có điểm thu gom và xử lý rác thải đúng quy định; Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch và hợp vệ sinh trên 90%; giải quyết làm cho cho lao động từ 1.000-1.200 người, lao động xuất khẩu từ 500-550 người/năm. 100% cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện ATLC- SSCĐ;

4.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020

Kết quả thu ngân sách năm 2014 là rất đáng phấn khởi, thể hiện sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm của chính quyền địa phương các xã, thị trấn, ngành thuế và các ban, ngành có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Năm 2015 UBND tỉnh giao thu 114,9 tỷ đồng và HĐND huyện đã giao thu ngân sách là 120 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi các ban, phòng, ngành, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, đồng thời phải nỗ lực, quyết tâm rất cao và triển khai ngay từ những ngày đầu năm.

1.Các xã, Thị trấn, các ngành, phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tăng thu ngân sách, trên cơ sở đó lấy việc hoàn thành chỉ tiêu

67

thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương mình;

2. Các Đội thuế, cá nhân trong ngành thuế làm việc với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao nhất, tích cực tham mưu kịp thời với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp trong việc phát triển SXKD, ổn định thị trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế-Xã Hội,trên cơ sở đó tạo ra nguồn thu, thực hiện tốt các chính sách của chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo thuận lợi và tháo gỡ khó khăn kịp thời cho người nộp thuế trong việc sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng thu cao nhất.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa hệ thống thuế, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho người nộp thuế. Sử dụng có hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra đối với mọi hoạt động của cơ quan thuế và công tác quản lý thuế, phấn đấu tăng thu ngân sách và làm tốt các mặt công tác khác, khắc phục kịp thời tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu.

4.Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ, công chức toàn nghành thuế, đổi mới phương pháp làm việc, cũng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế.Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ, tạo bước chuyển biến thật sự về kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành.

5. Động viên các tổ chức, cá nhân nổ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị thu ngân sách, xây dựng nếp sống văn hóa ,văn minh, đạo đức cán bộ thuế. Thực hiện tốt phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan thuế.

4.3 Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến thu ngân sách trong giai đoạn 2010 – 2014; căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ về phát

68

triển kinh tế - xã hội của huyện và mục tiêu cải cách hệ thống thuế của chính phủ, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau để tăng nguồn thu ngân sách huyện Đức Thọ.

4.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách của Huyện Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách, chất lượng Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách, chất lượng quản lý ngân sách phụ thuộc vào khâu lập dự toán. Với tư cách là khâu mở đầu, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.

Phải đặc biệt coi trọng công tác phân tích, dự báo thu, coi công tác phân tích, dự báo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của ngành thuế. Triển khai ứng dụng công nghệ phân tích, dự báo hiện đại bằng các mô hình kinh tế lượng; xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho công tác thống kê nhằm tự động hoá các khâu xử lý, tính toán, phân tích thống kê. Xây dựng và củng cố hệ thống Trung tâm CSDL tại cơ quan thuế theo hướng hiện đại hoá, đảm bảo thuận tiện cho việc truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu thống kê nhưng vẫn thực hiện đúng nguyên tắc bảo mật… Kiện toàn tổ chức công tác tin học thống kê tại cơ quan thuế đảm bảo đủ năng lực và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu giữ và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý thuế nói chung và công tác phân tích dự báo thu nói riêng. Xây dựng mạng lưới đội ngũ cộng tác viên cung cấp dữ liệu và thông tin, có chế độ đãi ngộ thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng công tác lập dự toán.

Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng dự toán, phòng Tài chính - Kế hoạch phải chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị dự toán lập dự toán đảm bảo chính xác. Xây dựng dự toán ngân sách huyện phải bắt đầu từ thôn, xóm đến xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị, các cơ sở kinh doanh lớn, nhỏ,,. Cần phải tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, quên nhiệm vụ chi.

69

UBND huyện hàng năm căn cứ vào các văn bản và thông báo hướng dẫn của UBND tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương mình.

Một là, Chi cục thuế lập dự toán thu ngân sách và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến khả năng thu.

Hai là, phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành lập và dự kiến phương án phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, dự án thuộc ngân sách địa phương.

Ba là, phòng Tài chính- Kế hoạch là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự toán. Phải linh hoạt, chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan khác có liên quan để lập dự toán hoàn chỉnh, báo cáo UBND huyện và Sở Tài chính.

4.3.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trên địa bàn đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các địa bàn đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như:

4.3.2.1 Đối với nguồn thu từ thuế NQD

Để thực hiện việc quản lý thu thuế được tốt thì trước hết cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp đối với đối tượng nộp thuế. Cần phải đưa tất cả mọi đối tượng kinh doanh trên địa bàn quản lý vào diện quản lý và thu.

Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan điều tra, thống kê cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ngoài quốc doanh để đưa các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh vào quản lý và thực hiện khai thuế, nộp thuế đúng, đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Công khai thuế của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế trên các kênh thông tin, như: Trang thông tin điện tử của ngành, của tỉnh và các địa phương để góp phần thực hiện minh bạch, công bằng trong việc thực hiện

70 nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Phân loại đối tượng nộp thuế theo loại hình, lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức quản lý thuế để chống thất thu về đối tượng và tiền thuế.

- Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế mới ra kinh doanh, các tổ chức, cá nhân chuyển đi, chuyển đến, nghỉ bỏ kinh doanh. Kiểm tra thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng không kê khai thuế. Thực hiện thu hồi Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm túc các trường hợp sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, cần đặc biệt chú ý đến những đối tượng lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đoàn thể để kinh doanh trái phép, gây thất thu Ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng đến công bằng xã hội... Tất cả các trường hợp này đều được coi là vi phạm luật pháp về thuế, cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng luật và các qui định xử lý về thuế.

- Trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, cần phải chấm dứt ngay tình trạng một số địa phương giữ hộ kinh doanh để thu phí, lệ phí dưới dạng “lệ làng” để xây dựng ngân sách riêng không cho thu thuế, cơ quan thuế các cấp phải điều tra, nắm lại và tổng hợp báo cáo với UBND huyện để chỉ đạo chấm dứt.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn, phát hiện và xử lý những đối tượng ra kinh doanh không kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Truy thu đầy đủ số thuế kể từ khi ra kinh doanh đến khi được phát hiện và phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm một cách nghiêm minh, qua đó để làm gương cho các đối tượng khác.

71

- Trong quá trình kê khai nộp thuế, các đối tượng nộp thuế thường tìm cách hạ thấp doanh thu và tăng chi phí trong lúc kê khai so với doanh thu và chi phí thực tế để giảm số thuế phải nộp.

- Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tìm cách đưa doanh thu tính thuế và chi phí được trừ đúng với doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.

- Triển khai thực hiện việc thu thuế xây dựng cơ bản đối với khu vực tư nhân:Cơ quan thuế cần sớm đề xuất với UBND huyện để có phương án triển khai, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng nhà ở tư nhân (Phòng Công Thương) và chính quyền các xã, thị trấn, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng để tổ chức triển khai thu thuế xây dựng đối với việc xây dựng cơ bản khu vực tư nhân.

4.3.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để có căn cứ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng luật định, tránh tình trạng đầu cơ chờ quy hoạch để trục lợi.

- Công bố công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

- Thay đổi phương thức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xác định rõ vị trí lô đất được đấu giá, có thể tham gia đấu giá nhiều lô nhưng phải nộp lệ phí và tiền cọc cho từng lô tham gia đấu giá. Việc đấu giá được tổ chức bằng cách hô giá trực tiếp bằng lời (không ghi phiếu).

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)