Tác động của thungân sách đối với phát triển kinhtế xã hội huyện Đức

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

Đức Thọ, Hà Tĩnh

3.2.3.1 Góp phần cân đối trong thu chi ngân sách địa phương

Giai đoạn 2010 – 2014 là thời kỳ thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2015. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong giai đoạn này là đáng kể, nhiều chỉ tiêu đặt ra đến năm 2010 đã đạt, thậm chí có những chỉ tiêu đã vượt trước 2-3 năm. Nguồn thu trong cân đối ngân sách đã đảm bảo

53

được một phần cơ bản trong thực hiện các nhiệm vụ chi thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bình quân giai đoạn 2010 - 2-14 tốc độ tăng thu trên địa bàn (23,78%), từ đó đã góp phần tăng cường nguồn thu tối đa cho ngân sách cấp huyện để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, trong phạm vi quản lý, đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở. Số chi ngân sách đã dành đủ nguồn để ưu tiên bố trí cho chi cho đầu tư phát triển (tăng 63%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách vững chắc.

3.2.3.2. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nửa nhiệm kỳ (2011 - 2014) đạt 13,4% tăng 0,44% so với bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là (12,96%), năm 2015 ước đạt 15%. Thu nhập bình quân đầu người cả năm 2014 đạt 26 triệu đồng/người.

Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với mục tiêu nghị quyết Đại hội XXVII đề ra, trong đó nhiều chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã hoàn thành vượt mức trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, bình quân đạt 13%, tăng 1,87% so với nhiệm kỳ trước.

Thu ngân sách đạt kết quả khá, tăng gần 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, từ 24,3 tỷ đồng lên 45 tỷ đồng, trong đó thu ngoài quốc doanh, phí và lệ phí vượt chỉ tiêu. Công tác quản lý thu, chi theo đúng luật ngân sách.

Công nghiệp – TTCN- xây dựng tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất từ 137,01 tỷ đồng lên 489,5 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ và tăng bình quân hàng năm 29%; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã thành lập mới 48 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp lên 79, thu hút trên 500 lao động. Các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, từng bước khôi

54

phục và phát triển sản xuất, nhiều doanh nghiệp phát triển khá như Nhà máy gỗ xuất khẩu Phượng Nguyên, nhà máy gạch Tuy nen Sông La, công ty TNHH Hoành Sơn, Hồng Đức; doanh nghiệp tư nhân Thông Thuý, Thống Tuấn, Thành Lâm, Minh Hà Trường Sơn, công ty cổ phần Việt Thành Năng, .v.v… Sản xuất TTCN và các làng nghề truyền thống được quan tâm, tạo thuận lợi về cơ chế chính sách ưu tiên nguồn vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất do vậy các làng nghề Thái Yên, Trường Sơn, Thị trấn, Đức Yên.v.v… các ngành nghề xây dựng và sản xuất vật liệu, chế biến nông sản tiếp tục phát triển. Thành lập mới 5 HTX tiểu thủ công nghiệp, 2 HTX môi trường, 2 HTX dịch vụ. Ngành nghề trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú, góp phần quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tăng cường công tác đối ngoại thu hút đầu tư, huy động được nhiều nguồn vốn, từng bước đáp ứng ngày càng cao nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trong 5 năm thu hút và đầu tư 266 dự án, trong đó Trung ương và tỉnh 136 dự án, địa phương 130 dự án, xây dựng mới được 247km đường giao thông nông thôn, nâng tổng số đường nhựa, bê tông trong toàn huyện lên 612km và nhiều công trình khác như trú sở xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, hệ thống nước sạch.v.v… Tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm đạt 1.228 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư của Trung ương và của tỉnh là 828 tỷ đồng, nguồn vốn do địa phương và nhân dân đóng góp là 319 tỷ đồng. Một số công trình trọng điểm với nguồn vốn lớn đang được tập trung triển khai như: nâng cấp đê La Giang, mở rộng, nâng cấp đường Quốc lộ 8A; cầu Linh Cảm; dự án sống chung với lũ .v.v…

3.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đúng định hướng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần

55

kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – TTCN - dịch vụ, thương mại. Tỷ trọng công nghiệp – TTCN- xây dựng từ 17% lên 31%, tăng 14%; dịch vụ thương mại và thu nhập khác từ 37,5% lên 39%, tăng 1,5%. Nông –lâm-thủy sản từ 45,5% còn 30%, giảm 15,5%; thu nhập bình quân đầu người từ 6.055.000đ lên 16.038.000đ năm 2010, tăng 2,6 lần và cao hơn mức bình quân của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế sau nửa nhiệm kỳ: Nông nghiệp từ 27,7% xuống còn 25,5% (kế hoạch đề ra năm đến năm 2015 là 23%); Công nghiệp - TTCN - XD từ 33% tăng lên 34% (kế hoạch đề ra đến năm 2015 là 35,5%); Thương mại - Dịch vụ từ 39,3% tăng lên 40,5% (kế hoạch đến năm 2015 là 41,5%).

3.3.Đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN của Huyện Đức Thọ giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)