b) Các chủ thể sử dụng đất đai
3.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, không gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nó đảm bảo cho việc sử
đụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. Bởi vì, kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nhiều khi nói quy hoạch hoá đất đai tức là đã bao hàm cả kế hoạch hoá đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Trong quá trình lập quy hoạch sử đụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Đồng thời, giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất.
Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai là công việc của tất cả các cơ quan quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai ở chỗ: quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất, đồng thời bảo đảm cho các quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu lực trong thực tế.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nội dung này đã được đề cập đến từ lâu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ngay từ Quyết định số 201/CP năm 1980 của Chính phủ, trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã có nội dung thứ ba là "Quy hoạch việc sử dụng đất", đến Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 vẫn quy định nội dung thứ hai trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai là "Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất". Do vậy, ở giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993, mặc dù đã có Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng vì chưa đề cập rõ đến vấn đề quản lý quy hoạch sau khi đã được phê duyệt mà chỉ quy định chi tiết về việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch nên thông thường sau khi lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cơ quan có thẩm quyền ít quan tâm đến việc quản lý xem quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó có được thực hiện hay không? Thực hiện đến đâu?... Vì vậy, dễ xẩy ra hiện tượng vi phạm quy hoạch hoặc quy hoạch "treo"...
Đến Luật Đất đai 2003, nội dung này được sửa lại là "Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất". Như vậy, không chỉ là đưa việc sử dụng đất vào quy hoạch, kế hoạch nhưở Luật Đất đai 1993 mà sau khi đất đai đã được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng còn phải quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó như thế nào cho đạt hiệu quả cao,
tránh tình trạng phương án quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt xong bỏ đấy, không thực hiện hoặc thực hiện chậm, thậm chí có khi vi phạm cả quy hoạch (sử dụng không đúng quy hoạch).