Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước (Trang 93 - 104)

b) Các chủ thể sử dụng đất đai

3.13.Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai

Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật.

Quản lý dịch vụ công về đất đai là nội dung mới thứ năm trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993. Trước khi thực hiện Luật Đất đai 2003, mặc dù ở Luật Đất đai 1993 Nhà nước đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và người sử dụng đất được chuyển quyền dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chưa quy định các hoạt động dịch vụ công về đất đai và quản lý nó. Pháp luật đất đai quy định "Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ". Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai. Để hoạt động quản lý dịch vụ công về đất đai tiến hành được

tết, thì:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và thành lập các chi nhánh của Văn phòng tại các địa bàn cần thiết.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Đồng thời, Nhà nước thành lập đơn vị nữa mang tên là "Tổ chức phát triển quỹ đất, cũng tham gia vào dịch vụ công về đất đai. Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà

chưa có dự án đầu tư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sù dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với diện tích đất được giao quản lý.

Không chỉ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất tham gia dịch vụ công về đất đai mà pháp luật đất đai còn quy định các tổ chức sự nghiệp

có thu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia vào các hoạt động dịch vụ về đất đai.

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất đai gồm: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai (thông tin về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và tình trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất). Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất.

Pháp luật đất đai còn quy định sàn giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là nơi thực hiện các hoạt động sau: giới thiệu người có nhu cầu chuyển quyền hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; giới thiệu người có nhu cầu thuê, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; giới thiệu địa điểm đầu tư, cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, tình trạng pháp lý của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất; tổ chức phiên giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu.

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là việc quản lý của các cơ quan, nhà nước về các hoạt động thuộc các lĩnh vực trên. Người làm công tác quản lý nhà nước về đất đai phải nắm chắc loại cơ quan nào được tham gia vào hoạt động dịch vụ công về đất đai; nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, tổ chức tham gia vào dịch vụ công về đất đai; những hoạt động nào trong lĩnh vực đất đai được tham gia dịch vụ công...

MỤC LỤC

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC...1

1.1. Một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước ...1

1.1.1. Khái niệm...1

1.1.2. Bản chất quản lý hành chính Nhà nước...4

1.1.3. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước...4

1.1.4. Chức năng của quản lý hành chính nhà nước...6

1.2. Một số vấn đề cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước Việt Nam ...7

1.2.1. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Việt Nam...7

a) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước. ...7

b) Nguyên tắc tập trung dân chủ ...8

c) Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước ...8

d) Nguyên tắc pháp chế ...9

e) Nguyên tắc Kế hoạch hóa ...9

f) Nguyên tác kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ ...9

g) Nguyên tắc kết hợp quản lý theo quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến ...10

h) Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng ...11

i) Nghuyên tắc phân định chức năng và quyền hạn ...11

1.2.2. Nội dung quản lý hành chính nhà nước Việt Nam...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3. Công cụ quản lý hành chính nhà nước Việt Nam ...12

1.2.4. Hình thức quản lý hành chính nhà nước Việt Nam ...13

1. 2.5. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước Việt Nam ...13

Chương 2. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ ĐẤT ĐAI...15

2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai ...15

2.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai...17

2.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai ...17

a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước ...17

b) Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng ...18

c) Tiết kiệm và hiệu quả ...18

2.4. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai...18

a) Các chủ thể quản lý đất đai: ...19

b) Các chủ thể sử dụng đất đai ...19

2.4.2. Đất đai ...20

2.5. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai...20

2.5.1. Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai ...20

2.5.2. Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai ...21

2.6. Các công cụ quản lý nhà nước về đất đai ...23

2.6.1. Công cụ pháp luật ...23

2.6.2. Công cụ quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai ...23

2.6.3. Công cụ tài chính ...24

2.7. Quá trình phát triển công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta...25

2.7.1. sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta dưới chế độ ...25

2.7.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta từ năm 1975 đến ...28

Chương 3: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI...29

3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó...29

3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giời hành chính, lập bản đồ hành ...33

3.2.1. Xác định địa giới hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính ...33

3.2.2. Lập bản đồ hành chính ...35

3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bả đồ quy hoạch sử dụng đất ...36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ...36

3.3.2. Lập bản đồ địa chính ...37

3.3.3. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...38

3.3.4. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất ...39

3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...40

3.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất...40

3.4.2. Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...42

3.4.3. Quản lý và đánh giá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...45

3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất...50

3.5.1. Khái niệm về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...50

3.5.2. Một số quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...51

3.5.3. Một số quy định về thu hồi đất...55

3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ...65

3.6.2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính ...68

3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ...70

3.7.1. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai ...70

3.7.2. Một số quy định về thống kê, kiểm kê đất đai ...71

3.8. Quản lý tài chính về đất đai...73

3.8.1. Quản lý giá đất ...73

3.8.2. Quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai ...76

3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ...78

3.9.1. Khái niệm và sự ra dời của thị trường quyền sử dụng đất ...78

3.9.2. Các trường hợp và điều kiện đất dược tham gia thị trường bất động sản ...78

3.9.3. Nội dung hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ...79

3.9.4. Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, đầu thầu dự án có sử dụng đất ...80

3.9.5. Quản lý đất đai trong việc phát triển thị trường bất động sản ...81

3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...82

3.10.1. Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ...82

3.10.2. Trách nhiệm của người quản lý đất đai ...83

3.10.3. Xử lý người vi phạm pháp luật đất đai ...84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai...86

3.11.1. Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của thanh tra đất đai ...86

3.11.2. Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai ...87

3.11.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ...88

3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai...88

3.12.1. Giải quyết tranh chấp vềđất dai ...88

3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai...93

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC I. Giới thiệu tổng quan về học phần:

1. Thông tin về học phần: Quản lý hành chính nhà nước 2. Số tín chỉ: 3

3. Bộ môn phụ trách: tổ Trắc địa 4. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn Quản lý nhà nước nhằm cung cấp cho sinh viên ngành quản lý đất đai những kiến thức cơ bản về 15 nội dung trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai.

5. Giáo trình, bài giảng Sách, giáo trình chính:

Bài giảng: Quản lý hành chính nhà nước, khoa TNMT năm 2012 (tại khoa

TNMT)

-Sách tham khảo:

Bài giảng: Quản lý nhà nước về đất đai- Hoàng Anh Đức -Trường Đại học nông nghiệp I (tại khoa TNMT)

Giáo trình: Quản lý nhà nước về đất đai – T.S Nguyễn Khắc Thái Sơn – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (tại khoa TNMT)

II. Nội dung tự học theo tuần: Tuần 1:

1. Thời lượng tự học: - Lý thuyết: 3 - Thực hành: 0

- Thời gian: Từ ngày …. đến ngày …….. 2. Mục tiêu:

-Sau khi học xong nội dung này sv có khả năng:

+Trình bày được khái niệm quản lý, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý Nhà nước + Phân tích được bản chất của quản lý hành chính Nhà nước

+ Trình bày được đặc điểm của quản lý hành chính Nhà nước + Nêu được các chức năng của quản lý hành chính Nhà nước 3. Nội dung tự học:

- Đọc bài giảng [1] - Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Các đối tưởng của quản lý và quản lý hành chính nhà nước là gì?

Câu hỏi 2: Ví dụ minh họa để làm rõ các chức năng của quản lý hành chính nhà nước?

Câu hỏi 3: Phân tích các đặc điểm của quản lý hành chính Nhà nước?

Câu hỏi 4: Các quyền lực của nhà nước là gì? Quản lý hành chính nhà nước thuộc quyền gì? Giải thích để làm rõ vấn đề?

4. Hình thức đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gọi học sinh trả lời, để đánh giá vào điểm thường xuyên

Tuần 2:

1. Thời lượng tự học: - Lý thuyết: 3 - Thực hành: 0

- Thời gian: Từ ngày ……. đến ngày …… 2. Mục tiêu:

+ Trình bày được các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước Việt nam + Trình bày được nội dung quản lý hành chính Nhà nước

3. Nội dung tự học: - Đọc bài giảng [1] - Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Ý nghĩa, vai trò của các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam là gì? Vì sao đối với Việt Nam lại có những nguyên tắc như vậy?

Câu hỏi 2: So sánh sự giống và khác nhau về các nội dung quản lý hành chính Nhà nước là gì?

4. Hình thức đánh giá:

Gọi học sinh trả lời, để đánh giá vào điểm thường xuyên

Tuần 3:

1. Thời lượng tự học: - Lý thuyết: 3 - Thực hành: 0

- Thời gian: Từ ngày ………. đến ngày ……… 2. Mục tiêu:

Sau khi học xong nội dung này sv có khả năng: + Trình bày các công cụ trong quản lý nhà nước

+ Biết được các hình thức, phương pháp quản lý hành chính Nhà nước + Trình bày được khái niệm, mục đích quản lý Nhà nước

+ Phân tích được các nguyên tắc của quản lý hành chính Nhà nước 3. Nội dung tự học:

- Đọc bài giảng [1] - Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, chức năng của mỗi công cụ trong quản lý hành chính Nhà nước?

Câu hỏi 2: Áp dụng mỗi hình thức quản lý hành chính Nhà nước trong những trường hợp nào?

Câu hỏi 3: Mục đích của quản lý hành chính nhà nước về đất đai là gì?

Câu hỏi 4: Vai trò của mỗi nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước về đất đai đối với đất đai là gì?

Câu hỏi 5:Chứng minh quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một hàng hóa đặc biệt? 4. Hình thức đánh giá:

Gọi học sinh trả lời, để đánh giá vào điểm thường xuyên

Tuần 4:

1. Thời lượng tự học: - Lý thuyết: 3 - Thực hành: 0

- Thời gian: Từ ngày ……….đến ngày …….. 2. Mục tiêu:

Sau khi học xong nội dung này sv có khả năng:

+ Trình bày được các đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước về đất đai

+ Trình bày được các phương pháp, công cụ của quản lý hành chính Nhà nước về đất đai 3. Nội dung tự học:

- Đọc bài giảng [1] - Trả lời câu hỏi : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 2: Vai trò, tác dụng của mỗi công cụ trong quản lý hành chính Nhà nước về đất đai là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước (Trang 93 - 104)