Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của thanh tra đất đai

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước (Trang 86 - 87)

b) Các chủ thể sử dụng đất đai

3.11.1. Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của thanh tra đất đai

Theo Đại từđiển tiếng Việt: 'Thanh tra là việc điều tra, xem xét để làm rõ sự việc "Kiểm tra là việc xem xét tình trình thực tế để đánh giá, nhận xét " .

Từ khái niệm chung về thanh tra và kiểm tra trong từđiển, chúng ta có thể suy ra: Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp luật đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý. Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét.

Thanh tra đất đai là thanh tra nhà nước theo chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương.

Như vậy, ngoài hệ thống thanh tra nhà nước theo cấp hành chính từ Chính phủ xuống đến cấp tỉnh, cấp huyện để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng còn có hệ thống thanh tra chuyên

ngành về đất đai là Vụ Thanh tra thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thanh tra thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường chuyên làm nhiệm vụ thanh tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường mà một phần chính là thanh tra về đất đai.

Đồng thơi, Luật Đất đai 2003 cũng quy định rõ trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước là thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; trách nhiệm tổ chức, thực hiện thanh tra đất đai ở địa phương là cơ quan quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm cụ thể về đất đai thì do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện quyết định dựa trên cơ sở kết quả của thanh tra.

Luật thanh tra quy định nguyên tắc của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra đất đai nói riêng là phải tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Hoạt động thanh tra đất đai nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu uả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

Luật đất đai quy định nhiệm vụ của thanh tra đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ, thanh tra đất đai phải tiến hành thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước (Trang 86 - 87)