Hạn chế và nguyên nhân a) Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 49 - 52)

a) Những hạn chế

Trong thời gian qua quản lý chi NSNN ở Tỉnh Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng kể trên. Tuy nhiên, quản lý chi NSNN ở Tỉnh vẫn còn

một số bất cập và hạn chế như sau:

Về lập dự toán chi NSĐP

Hiện nay, quản lý chi NSĐP ở tỉnh Bình Định còn nhiều bất cập, không phù hợp với nền kinh tế thị trường, do đó cần thúc đẩy sáng tạo chế độ quản

lý dự toán chi tiêu công. Đây là nhiệm vụ bức xúc của việc quản lý chi

NSĐP, cũng là khâu then chốt, căn bản ràng buộc hành động chi của chính quyền địa phương, kiểm soát tổng mức chi NSĐP. Chẳng hạn: lập dự toán ngân sách còn căn cứ vào năm trước cộng với phần tăng thêm, với biện pháp “cộng với phần tăng thêm” có rất nhiều khuyết điểm: Một là: dùng con số thực tế chi năm trước làm căn cứ xác định tiêu chuẩn để dự toán chi năm sau, lấy việc thừa nhận lợi ích đã có làm tiền đề, khư khư với cấu cơ chi trước đây, điều này không có lợi cho việc cho việc xác định khoa học phạm vi chi ngân sách và điều chỉnh tối ưu cơ cấu chi NSĐP. Hai là: “cộng với phần tăng thêm” thiếu căn cứ khoa học, không bám sát tình hình thay đổi kinh tế xã hội, thường khiến cho chi ngân sách địa phương kém hiệu quả ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ba là: “cộng với phần tăng thêm” không thể đối xử khách quan, công bằng đối với các đơn vị dự toán.

Hơn nữa, lập dự toán ngân sách tỉnh Bình Định cũng chưa căn cứ vào kết quả đầu ra, mà đặc biệt là căn cứ vào hiệu quả của chi NSĐP, và vẫn mang tính ngắn hạn dẫn đến tình trạng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn (bình quân hơn 60% trong tổng chi NSĐP) và cao hơn so với các địa phương khác (biểu đồ 2.4) trong khi đó chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt chi đầu tư XDCB thì lại thấp, nhu cầu chính đáng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội lại thiếu nghiêm trọng, chưa lên kế hoạch cho các mục tiêu ưu tiên để chi tiêu theo đầu ra và các hoạt động. Vì vậy, cần giải quyết các vấn đề trên để tăng cường quản lý chi NSĐP trong thời gian tới.

Về chấp hành NSĐP

Việc lập dự toán chi NSĐP ở các đơn vị chưa được coi trọng nên còn phải điều chỉnh, bổ sung khá nhiều trong năm, chưa tạo điều kiện cho KBNN kiểm soát chi ngân sách cũng như chủ động điều hành quản lý của các đơn vị. Cơ chế về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn, bên cạnh đó một số Chủ đầu tư chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý, thanh toán. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên các cơ quan kiểm soát chưa đồng đều và còn hạn chế nên việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách Tỉnh chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng thất thoát, chi sai quy định

Về quyết toán NSĐP

Quyết toán ngân sách tỉnh Bình Định đã được Sở tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng quy định. Mục đích của quyết toán ngân sách là tổng kết, đánh giá lại quá trình thu chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý điều hành chi ngân sách cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, quyết toán NSĐP hàng năm hiện nay tại tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương khác ở Việt Nam nói chung lại

không mang ý nghĩa nhiều cho đánh giá quá trình thu chi ngân sách mà nó có ý nghĩa nhiều hơn cho lập dự toán của năm sau, do đó dẫn đến tình trạng lập dự toán chi NSĐP năm sau cứng nhắc theo cơ cấu chi của năm trước mà không căn cứ nhiều vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn của Tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w