Thực trạng quyết toán chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 40 - 47)

Các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tổ chức hoạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi của NSNN và các khoản Chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, theo chế độ kế toán và Mục lục NSNN.

Cơ quan Tài chính trên địa bàn lập báo cáo quyết toán Ngân sách của chính quyền cấp mình. Kho bạc Nhà nước trên địa bàn định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán chi NSNN cho cơ quan Tài chính cùng cấp; KBNN huyện lập báo cáo chi NSNN của từng xã, phường, thị trấn gửi UBND các xã phường, thị trấn; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho cơ quan Tài chính theo Quy định của Bộ Tài chính.

Quyết toán chi ngân sách giúp chính quyền địa phương có thể đánh giá ngân sách hàng năm hoặc đánh giá tình hình thực hiện ngân sách trong một thời kỳ. Hiện nay, việc thực hiện lập báo cáo quyết toán của các cơ quan tài chính địa phương, kho bạc Nhà nước các cấp được thực hiện thường xuyên hàng năm. Các báo cáo đã giúp các cơ quan quản lý NSNN điều chỉnh và đưa ra các giải pháp kịp thời cho việc điều hành NSNN. Có thể khái quát tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định qua các phân tích sau:

Bảng 2.1: Tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi 2252 2916, 0 3310 4471 4563,6 Chi đầu tư phát triển 858,5 1114 1182 1570 1756,8

Trong đó chi đầu tư XDCB 540,6 732,6 824,6 1159,6 1346

Chi thường xuyên 1352 1781

2106,

0 2873 2773,9

Chi quản lý hành chính 249,2 299,3 345,9 426,9 431,5

Chi sự nghiệp kinh tế 64,1 105,6 121,2 246,2 268,1

Chi sự nghiệp xã hội 919,5 1243,8 1539,4 2074,9 1944,3

Chi thường xuyên khác 118,9 132,5 99,5 125,3 130,0

Nộp vào ngân sách trung ương 7,3 0,9 2,2 6,1 6,5

Chi khác 34,1 20,1 20,1 21,4 26,4

Đến nay, hệ thống các văn bản quy định về chi NSNN gần như đã hoàn thiện và đầy đủ, vì vậy, việc lập dự toán ngân sách đã sát với tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng vốn của địa phương và các đơn vị.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân khoảng 20,06%. Tuy nhiên, năm 2008 chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ tăng 13,53% và 2010 chỉ tăng 2,07% vì đây là hai năm nhà nước cũng như chính quyền địa phương phải thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách để kìm chế lạm phát.

Về cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Dựa vào bảng số liệu 2.1, có thể phát họa cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong tổng chi NSNN hàng năm trên địa bàn Tỉnh có cơ cấu rất ổn định, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân

khoảng 62%, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 38%, riêng hai năm 2008, 2009 chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 35%. Vì năm 2008 trong bối cảnh chung giá cả leo thang mạnh từ đầu năm, cuối năm giá hạ nhưng mưa nhiều khiến cho nhiều công trình đình trệ, chậm tiến độ, trong khi đó các chính sách, giải pháp tháo gỡ của Bộ, Ngành chưa kịp thời, đồng bộ, trình độ năng lực của các Chủ đầu tư không đồng đều đã tác động không nhỏ trong việc giải ngân vốn. Việc phê duyệt hồ sơ bổ sung chi phí do trượt giá vật liệu xây dựng theo Thông tư 09 Bộ Xây dựng của các chủ đầu tư chậm trễ cũng là nguyên nhân vốn đầu tư thực hiện giảm. Năm 2009, kế hoạch chi đầu tư phát triển luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, một số nguồn thu được ghi kế hoạch như nguồn cấp quyền sử dụng đất nguồn thu vào chậm nên việc tỷ lệ giải ngân thấp; tiến độ chi NSNN rất chậm mà chủ yếu thuộc lĩnh vực chi đầu tư XDCB tạo áp lực kiểm soát thanh toán trong những tháng cuối năm. Nộp vào NSWT bình quân khoản 0,13% so với tổng chi ngân sách Tỉnh, còn lại chi khác bình quân khoảng 0,53%/năm. Như vậy, chi NSNN ở tỉnh Bình Định đã chú trọng chi cho đầu tư phát triển, và cố gắng duy trì ở mức khoảng 38%/năm trong tổng chi NSNN của Tỉnh. Chi NSĐP trong đoạn qua đã góp phần quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định.

Về cơ cấu chi NSNN Tỉnh theo cấp

Bảng 2.2: Tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định theo phân cấp quản lý giai đoạn 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi 2251,6 2916,0 3310,4 4471,2 4563,6 Ngân sách Tỉnh tỷ đồng 1627,9068 1859,1 2048,3053 2828,4377 2715,6409 Tỷ lệ % 72,30% 63,76% 61,87% 63,26% 59,51% Ngân sách Huyện, thành phố tỷ đồng 623,6932 1056,9 1262,1 1642,8 1848,0 Tỷ lệ % 27,70% 36,24% 38,13% 36,74% 40,49%

Nguồn: Sở tài chính tỉnh Bình Định

Ghi chú: Chi ngân sách huyện, thành phố bao gồm chi ngân sách xã, phường, thị trấn.

Qua số liệu tình hình chi ngân sách ở bảng 2.2 ta thấy, tỷ trọng chi NSNN của tỉnh theo phân cấp quản lý thì chi ngân sách Tỉnh bình quân chiếm tỷ trọng khoảng trên 60% và có xu hướng giảm dần, còn lại là chi ngân sách huyện, thành phố. Tỷ trọng này cho thấy được chi NSNN địa phương đã có sự phân cấp nhiều hơn cho ngân sách cấp dưới giúp cho địa phương có thể chủ động hơn trong chi NSNN phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.

Về chi ngân sách huyện, thành phố:

Bảng 2.3: Tình hình chi NS huyện, thành phố giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 623,69 1056,9 1262,1 1642,8 1848 Quy Nhơn 131,03 172,8 226,4 290,5 326,8 An Nhơn 86,38 120,9 139,5 161,0 181,1 Tuy Phước 73,37 114,1 132,2 162,1 182,3 Tây Sơn 47,33 91,3 108,1 141,1 158,8 Phù Cát 76,28 131,9 147,9 184,8 207,9 Phù Mỹ 62,33 116,6 138,2 167,7 188,7 Hoài Ân 28,58 64,6 78,2 109,7 123,4 Hoài Nhơn 66,10 117,7 140,0 174,0 195,7 Vân Canh 16,00 38,8 45,1 73,4 82,6 Vĩnh Thạnh 18,31 44,3 53,6 90,9 102,2 An Lão 17,99 43,8 52,7 87,7 98,6 Nguồn: Sở tài chính tỉnh Bình Định

Để có thể phát triển tỉnh Bình Định một cách toàn diện, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định luôn chú trọng chi cho các huyện, thành phố một cách cân đối và phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa phương. Nhìn vào bảng trên ta thấy chi NSNN cho các huyện, thành phố tăng dần qua các năm. Năm 2007 tổng chi NSNN huyện, thành phố tăng 433,21 tỷ đồng tăng 69,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 205,20 tỷ đồng tăng 19,4% so với năm 2007, năm 2009 tăng 380,7 tỷ đồng tăng 30,2% so với năm 2008, năm 2010 tăng 205,2 tỷ đồng tăng 12,5% so với năm 2009. Tuy nhiên, mức độ tăng chi ngân sách huyện, thành phố qua các năm là không đồng đều, vì năm 2008 là năm có lạm phát cao nên tốc độ tăng chi ngân sách không cao, năm 2009 tăng chi ngân sách huyện, thành phố tăng chi trở lại để kích thích tăng trưởng kinh tế, và đến năm 2010 tốc độ tăng chi là thấp nhất bởi ngân sách Tỉnh phải thắt chặt chi tiêu trở lại cùng với cả nước để thực hiện kìm chế lạm phát.

Cơ cấu chi NSNN cho từng huyện, thành phố được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt chú ý phát triển các huyện đặc biệt khó khăn và thể thấy rõ cơ cấu chi qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi NS huyện, thành phố theo địa bàn giai đoạn 2006 – 2010

Biểu đồ trên thể hiện rất rõ, chi ngân sách cho thành phố Quy Nhơn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là huyện Hoài Nhơn, huyện Phù Cát, huyện An Nhơn, Huyện Tuy Phước và cuối cùng là các huyện An Lão, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Vân canh. Trong đó, Thành phố Quy Nhơn được chi nhiều nhất trong tổng chi ngân sách Tỉnh vì phải đầu tư cho thành phố nhiều hơn về cơ sở hạ tầng, thành phố Quy Nhơn là nơi tập trung các sở ban ngành nên chi thường xuyên nhiều hơn, là nơi tập trung các trường học, trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, và là thành phố có số dân chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tỉnh; năm 2006 tỷ trọng chi ngân sách huyện, thành phố cho Thành phố Quy Nhơn cao vượt bậc vì phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng để thành phố Quy Nhơn được công nhận là thành phố loại I. Các huyện có tỷ lệ chi ngân sách cao vì đó là những huyện có dân số đông hơn. Các huyện có tỷ lệ chi ngân sách thấp là những Huyện có dân số ít, và là những huyện đặc biệt khó khăn như: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (theo nghị định 108/2006/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư). Tuy nhiên, biểu đồ 2.2 cũng cho thấy rằng chi ngân sách Tỉnh đã ngày càng chú trọng đầu tư nhiều hơn cho các huyện đặc biệt

khó khăn này, vì vậy tỷ trọng chi ngân sách cho các huyện đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn theo thời gian.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 40 - 47)