Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 71 - 76)

2. Số giường bệnh tăng thêm/vốn đầu tư đã

3.2.3. Các giải pháp khác

Để tăng cường kiểm soát chi NSNN ở Tỉnh Bình Định thì ngoài hai giải pháp cơ bản trên cần sử dụng các biện pháp tổng hợp sau:

Thứ nhất, kiểm soát chặt sự tăng lên của nhân viên và kinh phí hành chính

Hiện nay, chi thường xuyên của ngân sách Tỉnh Bình Định vẫn chiến tỷ trọng lớn. Bộ máy nhà nước hoàn toàn thuộc lĩnh vực phi sản xuất và tính chất tiêu dùng, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ tổng khối lượng bản thân bộ máy hành chính địa phương. Hiện nay, bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh, phình to và chồng chéo quản lý phí hành chính có xu hướng tăng mạnh, làm tăng thêm nhiều gánh nặng chi ngân sách. Để nâng cao hiệu suất hành chính Nhà nước ở địa phương cần có biện pháp cứng rắn trên các mặt, kiểm soát chặt chẽ nhân viên hành chính và kinh phí hành chính.

Thứ hai, Ràng buộc mạnh mẽ dự toán

Trong kinh tế thị trường nếu không có sự ràng buộc mạnh mẽ của pháp chế thì khó tránh khỏi tùy tiện chủ quan về chi tiêu công cộng, và yêu cầu ràng buộc mạnh mẽ dự toán, việc kiểm soát tổng mức chi chỉ là nói suông. Vì vậy, muốn tăng cương quản lý chi thì cơ quản quản lý chi ngân sách cần phải kiên trì và đảm bảo dựa vào luật pháp để giải quyết tài chính, đây cũng là một vấn đề quan trọng liên quan đến việc xây dựng cơ chế điều hành theo kiểu mới và khung chi tiêu trung hạn. Cần nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định của dự toán và dự toán mà HĐND cấp Tỉnh đã phê chuẩn là căn cứ luật pháp quan trọng nhất để quy định việc quản lý chi. Các cấp chính quyền và cơ quan tài chính cần làm việc nghiêm chỉnh theo trình tự dự toán, khi dự toán được thông qua nó trở thành dự luật về chi NSĐP, không được tùy tiện tăng thêm hay sửa đổi gây thiệt hại đến uy quyền và tính nghiêm túc của dự toán.

Cần tăng cường kiểm tra chấp hành chi ngân sách và trừng trị nghiêm các hành động làm trái quy định pháp luật và chi NSĐP, lãng phí và thất thoát vốn NSNN.

Bốn là, điều hòa tốt giữa chi theo quy định pháp luật với khả năng nguồn vốn NSĐP.

Đó là khi xác định chi theo quy định của pháp luật có liên quan, vừa xem xét nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vừa cần xem xét khả năng về nguồn vốn Tỉnh. Cố gắng giảm hoặc từng bước loại bỏ biện pháp gắn chặt hạn mục chi cụ thể với tăng trưởng thu ngân sách Tỉnh.

Năm là, chú trọng hơn phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý chi ngân sách Tỉnh Bình Định.

- Tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển, điều chuyển, luân phiên công việc của cán bộ theo đúng quy trình, đảm bảo công khai, minh bạch.

- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ công chức như nâng lương thường xuyên và nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc. Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá, bổ sung quy hoạch hàng năm.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển Ngành trong giai đoạn mới.

- Tiếp tục thực hiện công cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức: trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu.

- Có kế hoạch tuyển dụng và thu hút nhân lực có chất lượng cao cho ngành.

3.3. Kiến nghị

Mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp trên nhưng nếu không có sự hỗ trợ từ sự thay đổi về Luật NSNN, và các văn bản hướng dẫn thi hành chi NSĐP và phương pháp quản lý chi NSNN trong thời gian tới thì việc tăng cường quản lý chi NSNN ở Tỉnh Bình Định nói riêng và các Tỉnh và thành phố khác ở Việt Nam khó có thể thực hiện được. Vì vậy, Bộ tài chính cần chủ trì các cơ sở khoa học nghiên cứu và tăng cường áp dụng ở các địa phương về phương pháp quản lý chi NSNN theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, từ đó đánh giá và nhanh chóng đưa ra những biện pháp, đặc biệt là thay đổi hệ thống Luật pháp có liên quan để có thể tăng cường hơn nữa quản lý chi NSĐP nhằm tăng hiệu quả chi ngân sách Nhà nước ở địa phương.

KẾT LUẬN

Quản lý chi ngân sách địa phương là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, vì nó phụ thuộc nhiều vào nhiều nhân tố tác động: không chỉ là cơ chế chính sách, con người mà còn thuộc mạnh mẽ về các điều kiện khách quan khác. Vì vậy, để đổi mới quản lý chi NSĐP cần một thời gian và các điều kiện nhất định. Tuy nhiên chúng ta cần phải đẩy nhanh quá trình này, điều này có thể làm được nếu có sự chỉ đạo từ Trung Ương xuống địa phương và sự quyết tâm của người quản lý.

Những đánh giá trong chuyên đề về tình hình chi NSNN ở tỉnh Bình Định, về những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cho thấy rằng, đã có những tiến bộ nhất định trong quản lý chi NSNN ở địa phương, tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại cần được xem xét giải quyết.

Nghiên cứu vấn đề này chỉ dừng lại ở chuyên đề nên có thể phân tích không được sâu và chi tiết. Tuy nhiên, theo tôi đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nhằm góp phần đưa ra các cơ sở khoa học sát đáng cho quản lý chi NSNN ở Tỉnh Bình Định nói riêng và các Tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên đây là lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và phức tạp nên chuyên đề không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy, cô góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Bình Định (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w