8. Các chữ viết tắt trong đề tài
3.2.2. Phương pháp làm việc với SGK
a) Khái niệm
Phương pháp làm việc với SGK là một phương pháp dạy học tích cực, thể hiện rõ lấy HS làm trung tâm mà trong đó vai trò chỉ đạo của người thầy là thật cần thiết. Người thầy hướng dẫn HS của mình tự khai thác nội dung của bài học hoặc nội dung của một phần nào đó trong bài học hoặc GV có thể cho HS tự nghiên cứu bài học đó ở nhà bằng việc yêu cầu HS về soạn bài trước hoặc đặt ra một số câu hỏi cho HS giải quyết và sẽ cho kết luận vào tiết sau.
Ở đây bước đầu tiên là HS làm việc với SGK, khi các em đã quen cách học này, thầy có thể cho các em làm việc với tài liệu ngoài SGK.
b) Các hình thức chuẩn bị phương pháp làm việc với SGK
Chuẩn bị ở nhà
Đây chính là hình thức HS tự đọc SGK đơn giản nhất. Theo đó, HS luôn được đọc bài trước ở nhà. Lâu nay hình thức này cũng được nhiều GV sử dụng song chưa được định hướng hay chưa có biện pháp rõ ràng. Nếu tổ chức tốt, hình thức này sẽ tập cho HS làm quen với việc tự nghiên cứu tài liệu viết, làm cơ sở tốt cho việc tiếp tục thực hiện phương pháp này theo các hình thức tiếp theo.
Điều cần chú ý ở đây là : bước đầu tiên chỉ nên cho HS đọc bài trước nhưng chỉ đọc kĩ một đoạn ngắn nào đó mà thôi (không nên cho đọc cả bài) và trả lời (viết ra tập chuẩn
bị bài) hoặc một số câu hỏi cho trước. Câu hỏi cần được thầy soạn kĩ, có yêu cầu tư duy, có hướng đích rõ ràng để HS hiểu toàn đoạn ấy.
Bài chuẩn bị sẽ được GV sử dụng trên lớp như: kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà, giảng nhanh đoạn đã chuẩn bị, cập nhật, mở rộng thêm kiến thức.
Hình thức chuẩn bị ở nhà còn có thể làm một số việc khác như:
+ Lí giải một định nghĩa, một kết luận trong bài học: muốn làm điều này, các em phải đọc trước đoạn bài học để đi đến định nghĩa.
+ Lí giải một hình vẽ trong SGK, bài sắp học. Nghiên cứu SGK tại lớp
Đặc điểm của hình thức này là có sự ràng buộc của thời gian không như hình thức chuẩn bị ở nhà. Vì vật, nên chọn bài nào, đoạn nào để HS đọc SGK cần cân nhắc kĩ. Cần tập cho HS ở từng mức độ trong việc thực hiện phương pháp này tại lớp.
- Mức độ 1:(thực hiện một giai đoạn) chọn một đoạn đơn giản để thực hiện.
- Mức độ 2:( thực hiện cả bài) chọn bài dễ, nội dung không phân tán ra nhiều vấn đề, không có nhiều khái niệm hoặc nhiều ví dụ khó hiểu. Tăng dần độ khó của bài học.
Trong hình thức này, mức độ thực hiện với sự khó, dễ chỉ là tương đối do thầy định liệu theo trình độ thực tế của HS. Tuy nhiên, sự khó dễ còn tùy thuộc vào hệ thống câu hỏi đưa ra, hay nói khác đi, còn tùy thuộc vào yêu cầu của thầy đối với sự làm việc của trò. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc” tăng dần mức độ khó” khi sử dụng phương pháp làm việc với SGK. Cho nên để HS có thể làm việc tốt trên lớp, GV cần yêu cầu HS đọc bài trước ở nhà ( chỉ đọc không cần soạn như hình thức 1). Trên lớp thầy trò làm việc như nhau bằng hệ thống câu hỏi.
Để chuẩn bị cho hình thức học tập này, cần chú ý những yêu cầu chung như sau: - Đảm bảo thời gian trên lớp.
- Các câu hỏi và chỉ dẫn phải đảm bảo liên kết thành hệ thống để HS “đi từng bước”đến đích cuối cùng.