2.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô
2.2.1.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế
Kinh thế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển.
Đối với kinh tế Việt Nam, theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trƣởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vƣợt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ
31
tiêu tăng trƣởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đƣa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trƣởng năm 2014 cao hơn mức tăng trƣởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trƣớc bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trƣởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có đƣợc sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hình 2.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004-2014 . Nguồn: 25
Hình 1 minh họa tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam qua các năm kể từ năm 2004. Kết quả cho thấy tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có
32
mức tăng cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng nhƣ điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều đƣợc hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam đƣợc xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong khu vực. Trƣớc tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chƣa bằng hai phần ba so với mức trƣớc khủng hoảng. Trong khi đó, trƣớc thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn đƣợc coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 7,8%/ năm.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam: Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2015 và các năm tiếp theo sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trƣởng toàn cầu đƣợc dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trƣởng năm 2014. Song bên cạnh đó tình hình chính trị vẫn còn nhiều biến động: cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nƣớc Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phƣơng Tây với Nga... sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trƣởng 6,2% trong năm 2015 là hợp lý. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên
33
Thái Bình Dƣơng (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi các hiệp định thƣơng mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014.
Về môi trường kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh:
Tại tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây, vƣợt lên những khó khăn, thách thức, Hà Tĩnh đã giành đƣợc những kết quả rất quan trọng trên các lĩnh vực, tạo đƣợc nhiều dấu ấn đậm nét, đặc biệt là những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Năm 2014, trong điều kiện kinh tế thế giới đang phục hồi nhƣng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong tỉnh nhiều công trình, dự án trọng điểm triển khai với nhu cầu vốn và khối lƣợng giải phóng mặt bằng lớn, khẩn trƣơng về tiến độ, yêu cầu cao nguồn nhân lực cả về số lƣợng, chất lƣợng,… Tuy vậy, đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng, cùng với việc đổi mới phƣơng thức chỉ đạo, điều hành theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và nhân dân, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch, tăng cao so với cùng kỳ; các dự án trọng điểm triển khai đảm bảo tiến độ, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trƣởng GDP cao, tăng 23% so với so với năm 2013, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,78%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 45,18%, khu vực dịch vụ tăng 12,71%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 30 triệu đồng. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh cả về quy mô, chất lƣợng và hiệu quả. Công nghiệp – tiểu thủ công
34
nghiệp tiếp tục tăng trƣởng khá, tăng 23,14% so với năm 2013. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 19,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu và cảng biển trên địa bàn đạt 3,7 tỷ USD. Thu ngân sách đạt 12.000 tỷ đồng, bằng 169% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Chi ngân sách cơ bản đảm bảo nhu cầu theo kế hoạch. Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n đồng bô ̣ và có hiê ̣u quả các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh , hỗ trợ lãi suất, phục vụ các công trình trọng điểm. Tổng nguồn vốn huy động và quản lý của các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 31/12/2014 tăng 20% so với đầu năm. Tổng dƣ nợ cho vay tăng 11% so với đầu năm. Công tác quy hoạch tiếp tục triển khai tích cực; tập trung chỉ đạo lập đề án thành lập thị xã phía Nam tỉnh Hà Tĩnh; quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng phát triển đô thị Hà Tĩnh đến năm 2030 tầm nhìn 2050; lập và rà soát điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực của tỉnh. Trong năm thành lập mới 380 doanh nghiệp, vốn đăng ký 2.716 tỷ đồng, tăng 22 doanh nghiệp, tăng 1,7 lần vốn đăng ký so cùng kỳ. Cấp giấy chứng nhận đầu tƣ 42 dự án: 40 dự án trong nƣớc vốn đăng ký 4.883 tỷ đồng, 2 dự án FDI vốn đăng ký 26 triệu USD (trong đó KKT Vũng Áng cấp 12 dự án trong nƣớc vốn đăng ký 3.882 tỷ đồng, 2 dự án FDI vốn đăng ký 26 triệu USD). So với cùng kỳ, tăng 3 dự án, tăng 5,6 lần vốn đăng ký.
Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nƣớc suy giảm, lạm phát tăng cao, giá cả thị trƣờng biến động lớn, điều này sẽ có những ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng nói chung và BIDV Hà Tĩnh nói riêng.
35
Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trƣờng pháp lý đó chƣa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chƣa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài.
Chính sách tiền tệ đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá… đều có liên quan và ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động ngân hàng.
Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng từng bƣớc đƣợc cải thiện để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động tiền tệ ngân hàng, cụ thể là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ngân hàng Nhà nƣớc số 10/2003/QH11. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc mới đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự vận hành an toàn hiệu quả của các hệ thống thanh toán, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng phù hợp với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
Trong thời gian tới, môi trƣờng pháp lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng sẽ đƣợc hoàn thiện dần, các chính sách đƣa ra đảm bảo sân chơi bình đẳng và tính cạnh tranh lành mạnh, điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển.
36
Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín , ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc đánh giá tiếp tục có mƣ́c tăng trƣởng cao trong trung đến dài ha ̣n đặc bi ệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Theo dự đoán, doanh thu từ ngành ngân hàng bán lẻ sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm trong vòng 5-10 năm tới.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên ngƣời dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tƣ các khoản thu nhập của mình để sinh lời, cũng nhƣ nhu cầu vay tiêu dùng. Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.
Mặc dù thị trƣờng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhƣng qui mô vẫn còn khiêm tốn điều này chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng văn hoá xã hội, đó là thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, nhiều ngƣời dân còn ít tiếp cận đối với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các vùng nông thôn.
Tại địa bàn Hà Tĩnh, hoạt động ngân hàng có những ảnh hƣởng từ môi trƣờng văn hóa xã hội, đó là thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn phổ biến. Tỷ lệ dân số tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn còn thấp, vì vậy tỷ lệ ngƣời dân hiểu và tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Ngƣời dân chƣa mạnh dạn trong đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, mở doanh nghiệp, vì vậy số lƣợng doanh nghiệp và hộ kinh doanh còn hạn chế ảnh hƣởng đến nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn.
2.2.1.4. Môi trƣờng công nghệ
Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh. Các ứng dụng của CNTT vào đời sống và hoạt động kinh doanh trở nên phổ biến.
Công nghệ cao đang đƣợc áp dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh, đặc biệt trong các tổ chức cung ứng dịch vụ có liên quan đến việc giao dịch trực tiếp
37
đối với khách hàng nhƣ ngành ngân hàng v.v… Công nghệ thông tin đã đƣợc các nƣớc tiên tiến vận dụng và phát triển với tốc độ cao trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ thanh toán điện tử, Internet Banking, thanh toán Thẻ, chuyển tiền điện tử... nhằm nâng cao công suất dịch vụ, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí cho dịch vụ, mở rộng giao diện với khách hàng và quản lý tốt hơn dữ liệu về khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn về chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ thời gian. Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ giao dịch đƣợc hiểu là sự thoả mãn của khách hàng trong khoảng thời gian giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp dịch vụ kể cả sự có mặt hoặc không có mặt của nhân viên doanh nghiệp dịch vụ.
Việc áp dụng công nghệ cao là xu hƣớng phát triển tất yếu trên con đƣờng hội nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng hình thức dịch vụ giao dịch trực diện giữa khách hàng và nhân viên giao dịch, đây là kiểu giao dịch ngân hàng truyền thống. Hình thức này có thể phù hợp trong giai đoạn nhất định, song với sự phát triển ồ ạt của công nghệ tiên tiến, các Ngân hàng cần xem xét chiến lƣợc áp dụng công nghệ hiện đại để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và tránh đƣợc thái độ quan liêu, cửa quyền, thờ ơ của nhân viên phục vụ trong giao dịch. Có thể nói, thanh toán là một trong những lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhất. Sự phát triển không ngừng của công nghệ sẽ giải quyết đƣợc các câu hỏi hóc búa lâu nay nhƣ làm sao để thiết lập liên minh thanh toán giữa các ngân hàng, làm sao để thúc đẩy sự kết nối giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế chủ chốt, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến thƣơng mại điện tử, bán lẻ, chứng khoán, viễn thông cũng nhƣ khắc phục thách thức do sự khác biệt về trình độ quản lý và ứng dụng công nghệ của ngân hàng….
38
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây rất tích cực đầu tƣ vào công nghệ. Hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cho phép thanh toán tiền cho ngƣời nhận trong vài giây, hệ thống ATM cho phép phục vụ tự động 24/24, hệ thống SWIFT thanh toán toàn cầu…Có thể nói trình độ công nghệ của ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế. Hiện nay các thao tác, công đoạn nghiệp vụ đƣợc xử lý trên máy vi tính, việc xử lý trên mạng đã đƣợc thực hiện ở hầu hết các ngân hàng, nhiều nghiệp vụ đƣợc xử lý trực tuyến có tính hiện đại hoá.
Đối với BIDV nói chung và Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng, công nghệ luôn đƣợc đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin).
2.2.2. Phân tích môi trƣờng ngành 2.2.2.1. Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trƣờng thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ đƣợc mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những