Việc thực hiện tín dụng của các tổ chức trong xã cho các hộ nghèo vay vốn đã có những cố gắng, tuy nhiên hiệu quả xóa đói giảm nghèo (XĐGN) chưa cao, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Để làm tốt công tác tín dụng, đưa vốn sản xuất kinh doanh đến kịp thời cho người nghèo nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào việc XĐGN của xã, cần quan tâm phối hợp thực hiện tốt giữa các cơ quan liên quan trong việc cấp vốn, phân bổ tới từng đối tượng nghèo bao gồm: ngân hàng Trung Ương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ tín dụng...để cơ chế phân bổ vốn tín dụng đạt hiệu quả cần:
- Nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn của các hộ nhằm giúp các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh. Đưa ra các tiêu chí về loại hình kinh doanh, quy mô đầu tư, mức độ, thời gian cụ thể vay vốn, trả vốn, lãi...để có phương án kinh doanh cũng như trả vốn và lãi đúng hạn nhằm nâng cao tinh thần tự giác có vay có trả của các hộ nghèo vay vốn.
- Có quy định cụ thể về lãi suất cho vay giữa các hộ giàu và hộ nghèo, lãi suất cho vay cao nhất chỉ được áp dụng như lãi suất của ngân hàng Nhà nước, kiên quyết xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi.
- Quy định trách nhiệm thật cụ thể cho cán bộ thực hiện việc cho vay, thu nợ, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và khuyến khích các cán bộ làm công tác tín dụng của chương trình XĐGN.
- Việc thu hồi vốn của các dự án nên thực hiện vào thời điểm mà các họ mới thu hoạch sản xuất, như vậy nguồn vốn mới có khả năng được bảo toàn, tránh để nợ quá hạn và các dự án vay vốn sau của các đơn vị mới có thể đáp ứng một cách nhanh chóng.
5.1.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Cần tiếp tục giao cho xã làm chủ đầu tư, quyết định từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư của các dự án. Làm tốt công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư tên cơ sở triển khai các dự án đào tạo theo các chuyên đề đã soạn thảo.
- Tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình.
Ủy ban nhân dân xã cần thành lập một nhóm vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình của Chương trình 135. Cần xác định rõ các loại hình và quy mô công trình mà xã với tư cách là chủ đầu tư có thể quản lý được; phân loại công trình cơ sở hạ tầng trong đó nêu rõ chi phí, định mức mà phân chia chi phí giữa nhà nước và cộng đồng trong việc hoàn thành các yêu cầu về vận hành và duy tu bảo dưỡng; đánh giá vai trò và giá trị của vận hành và duy tu bảo dưỡng vào hoạt động với sự hỗ trợ của cấp xã.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn; ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn. Xác định rõ trách nghiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tố chức đoàn thể chính trị - xã hội và người dân về trách nghiệm của mình. Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo các cấp, thành lập các tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo. Tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ của các cấp cơ sở và cộng đồng người dân.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn bằng các hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân của các dân tộc như: truyền thanh, truyền hình, họp thôn, bản để phổ biến, in tờ rơi... hoặc thông qua hội thanh niên, hội phụ nữ...tuyên truyền về các nội dung chương trình, đối tượng, nội dung được hưởng và định mức từng dự án, chính sách, cũng như nguồn vốn hàng năm cho xã, người dân; phổ biến, giới thiệu, tham quan, học tập những mô hình giảm nghèo có hiệu quả và bền vững ở những vùng khó khăn khác ngoài huyện, ngoài tỉnh nhằm khơi dậy ý thức tự lập, tự cường, tự tôn dân tộc, để các hộ dân thuộc chương trình 135 có thể thoát nghèo một cách bền vững.
-Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm của công tác xóa đói giảm nghèo.
Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm phải được làm thường xuyên và bắt đầu từ cơ sở. Những kinh nghiệm được đúc kết cần phổ biến rộng rãi trong cấp ủy, trong tổ chức đảng; nghiên cứu trao đổi kỹ những kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo để từ đó rút ra phương hướng, biện pháp phát huy những kinh nghiệm thành công và khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để làm tốt việc này, cấp ủy đảng các cấp cần phát hiện những bất hợp lý về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai thực hiện chương trình để kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những chính sách thuộc cấp mình quản lý, kiến nghị, đề xuất những chính sách thuộc cấp trên ban hành, phát hiện những điển hình, nhân tố mới, những cách làm hay để phát huy nhân rộng.
- Thúc đẩy sự tham gia của người dân ở cấp xã, thôn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ với nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, được bàn bạc, thảo luận, giám sát, quyết định trong việc bình xét và lựa chọn đối tượng ưu tiên đầu tư thực hiện chương trình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2. KẾT LUẬN
Chương trình 135 II được thực hiện đã từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn xã Bộc Nhiêu góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các tác động chủ yếu của chương trình 135 II thể hiện ở hầu khắp các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Trong đó có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, dần có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế, cải thiện về cở sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Tỷ lệ nghèo đói của các hộ trong xã giảm đáng kể từ 46,11% năm 2006 xuống còn 33,08% năm 2011. Bên cạnh đó các vấn đề về y tế, giáo dục cũng có bước chuyển biến tích cực. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ người dân được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tăng lên góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình vẫn gặp phải một số hạn chế về cơ cấu vốn cho từng hợp phần và cách thức phân bổ vốn cần giải quyết. Để cải thiện tình trạng này ban chỉ đạo cần bám sát vào nhu cầu thực tế, tình hình nghèo đói của từng thôn, bản để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả đã đề ra cho chương trình trong những giai đoạn tiếp theo.
Tựu chung lại công tác xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính chất phức tạp, lâu dài vì vậy không thể giải quyết trong chốc lát mà cần có các chính sách mang tính vĩ mô bền vững cũng như sự nỗ lực đóng góp của các cơ quan lãnh đạo và toàn thể người dân địa phương.
3. KIẾN NGHỊ
2.1.1. Một số kiến nghị đối với Đảng và nhà nước
- Đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã, thôn bản, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.
- Các nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo từng chương trình nên được phân bổ sớm để tổ chức thực hiện; các văn bản hướng dẫn thực hiện cần kịp thời, đơn giản, đồng bộ và thống nhất hơn nữa.
- Nên tập trung vào các chương trình mục tiêu giảm nghèo cho những khu vực nghèo nhất và xây dựng các gói hỗ trợ phù hợp với các nhu cầu, khó khăn và cơ hội của địa phương trên cơ sở có điều kiện với mục tiêu khuyến khích địa phương thoát nghèo.
- Hàng năm cấp tỉnh cần tổ chức cho cán bộ các huyện, các xã thăm quan, học tập kinh nghiệm về phương thức quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại các đơn vị thực hiện tốt chương trình, chính sách đối với dân tộc và vùng khó khăn.
2.1.2. Đối với huyện Định Hóa
- Huyện cần quan tâm hơn nữa đối với công tác chỉ đạo, gắn trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân với các nhiệm vụ của chương trình. Đưa ra cơ chế thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích các cá nhân, tập thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cho cán bộ cấp huyện.
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như sách báo, tạp chí, các kênh thông tin truyền thông, các lớp bồi dưỡng cho người dân về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, các chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ.
- Phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng lộ trình cụ thể để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu. Đồng thời phân công cơ quan chuyên môn giúp đỡ cấp xã đảm bảo công tác quản lý, thực hiện.
2.1.3. Đối với xã Bộc Nhiêu
- Chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo đói theo hướng bền vững, tiếp tục đẩy mạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, chú trọng chuyển dịch đúng hướng cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân tại địa phương.
- Phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đúng mục đích, đúng đối tượng. - Thực hiện cơ chế giám sát các dự án thành phần của chương trình một cách chặt chẽ, tạo được lòng tin trong nhân dân.
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí địa phương và huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho các hộ dân sau chương trình 135 II, đặc biệt là các giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất cao, cung cấp thông tin thị trường cho người dân.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đáp ứng đầy đủ trang thiết bị trường học nâng cao chất lượng dạy và học. Cải tiến chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường bác sĩ có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân, quản lý tốt cơ sở vật chất khám chữa bệnh của địa phương. Củng cố và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
DANH MỤC THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư 12/2009/TT-BNN về
hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010.
[2]PGS.TS Phạm Văn Vận, Th.S Vũ Cương (đồng chủ biên-2006), Giáo trình kinh
tế công cộng, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
[3] TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Kinh tế quốc dân
[4] UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định 2078/QĐ –UBND, Quy chế hoạt
động của ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006-2010 tỉnh Thái Nguyên.
[5] UBND xã Bộc Nhiêu (năm 2006), Báo cáo tình hình triển khai chương trình
135-II năm 2006.
[6] UBND xã Bộc Nhiêu (năm 2010), Báo cáo tình hình triển khai chương trình
135-II năm 2010.
[7] Ủy ban dân tộc phối hợp với cơ quan liên hợp quốc tại Việt Nam (2008), Đánh giá giữa kỳ chương trình 135-II giai đoạn 2006-2008.
[8] Văn phòng chính phủ (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, Chương trình
phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.
[9] Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo của Việt Nam thành tựu và