Cho đến nay, tiến trình phân bổ và quản lý vốn vẫn tuân theo quy trình truyền thống và bao gồm các bước chung sau (Hình 2.2):
Hình 2.2: Quy trình quản lý và thanh quyết toán vốn trong chương trình 135-II
- Bộ tài chính chuyển nguồn vốn được phê duyệt từ Ngân sách trung ương xuống tỉnh.
- Sở tài chính chuyển vốn đến kho bạc tỉnh hoặc phòng Kế hoạch Tài chính huyện để chuyển cho kho bạc huyện.
- Cơ quan sử dụng vốn sẽ chuẩn bị giấy đề nghị rút vốn và gửi cùng với chứng từ thanh toán đến kho bạc
- Kho bạc báo cáo tình hình phân bổ vốn đến kho bạc cấp cao hơn và các cơ quan quản lý tài chính liên quan
Chính phủ Quốc hội
Bộ tài chính UBDT
Phòng TC -KH Kho bạc nhà nước huyện
Sở tài chính Kho bạc nhà nước tỉnh
Kho bạc nhà nước
- Cơ quan sử dụng vốn chuẩn bị báo cáo cân đối và gửi đến đơn vị quản lý tài chính cùng cấp để thẩm tra, dựa trên báo cáo này, đơn vị quản lý tài chính sẽ gửi báo cáo tóm tắt lên cấp quản lý tài chính cao hơn.
Hình 2.3: Tổ chức thực hiện chương trình 135-II cấp tỉnh
Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 135-II xã Bộc Nhiêu
-Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên (ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh): chỉ đạo thực hiện chương trình 135-II trong phạm vi tỉnh, xem xét các dự án, lập đề án trình lên chính phủ và các bộ ngành liên quan, sau đó giao cho huyện tiến hành làm chủ dự án và chỉ đạo phê duyệt các dự án trong giai đoạn 2006 -2010.
-Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 của huyện): làm chủ các dự án thuộc chương trình 135-II và chỉ đạo các xã thực hiện. Có trách nhiệm quản lý vốn, điều hành, giám sát việc thực hiện, thi công công trình, tiến hành thực hiện các dự án và thẩm định, nghiệm thu, phân bổ vốn cho các xã thực hiện.
Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên
(Thường trực ban chỉ đạo chương trình 135) UBND tỉnh Thái Nguyên
(Ban chỉ đạo chương trình 135)
UBND huyện Định Hóa (ban chỉ đạo chương trình 135)
Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135-II xã Bộc Nhiêu
-Ủy ban nhân dân xã Bộc Nhiêu (Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135-II xã) bao gồm các cán bộ được chỉ định thực hiện chương trình, chủ tịch tịch xã làm trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thực thi các quyết định của cấp trên và lập những danh sách, báo cáo những đối tượng hưởng lợi từ chương trình 135-II.
-Các hộ hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, mỗi hộ có thể tham gia vào nhiều hạng mục của các dự án thành phần trong chương trình 135-II. Chịu trách nhiệm lao động, góp ý, góp vốn cùng thực hiện các dự án thuộc chương trình 135-II.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.1. Tình hình nghèo đói và một số chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
1.1.1.1. Tình hình nghèo đói ở đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam
- Nghèo của Việt Nam trở thành hiện tượng gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tốc độ giảm nghèo chậm. Kết quả của những nỗ lực sau gần 2 thập kỷ thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam là1: tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm từ 58,1% trong năm 1993 xuống khoảng 10% cuối năm 2012, người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 90%. Tỷ lệ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số miền núi cũng giảm đáng kể từ 86% năm 1993 xuống còn khoảng 31,2% năm 2009 (năm 2010 còn 28,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo ở vùng DTTS còn cao (gấp hơn 2,5 lần so với trung bình của cả nước năm 2009). Thu nhập bình quân của đồng bào DTTS và miền núi chỉ bằng khoảng 1/3 so với mức thu nhập trung bình của cả nước, chuẩn nghèo 400.000/người/tháng áp dụng năm 2011, tỷ lệ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS tăng lên 60%, có nơi còn lên tới 70-75%.
Như vậy, tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc chậm hơn nhiều so với tốc độ bình quân của cả nước. Quá trình hưởng lợi từ các chương trình dự án vào vùng đồng bào dân tộc không đồng đều. Ở nhiều vùng đồng bào DTTS, tỷ lệ nghèo, tuổi thọ trung bình, tình trạng suy dinh dưỡng và các khía cạnh khác về mức sống còn rất thấp. Điều này cho thấy nếu không có những thay đổi lớn trong chiến lược giảm nghèo của quốc gia thì trong tương lai không xa, vấn đề nghèo đói ở Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu ở vùng dân tộc và miền núi, và đối tượng chủ yếu là đồng bào DTTS.
-Trong nhóm dân tộc thiểu số, những người nghèo kinh niên chiếm tỷ lệ cao
1
http://www.baomoi.com/Giam-ngheo-doi-voi-dong-bao-thieu-so-mien-nui-Can-giai-phap-khoa-hoc- va-giam-sat-chat che/
nhất 39,2 %, tiếp theo là những người nghèo nhất thời (29,4 %), nhóm thoát nghèo bền vững (12,8 %), và nhóm chưa bao giờ nghèo (chỉ có 18,6 %). Một nhóm nữa là một vài dân tộc còn khá lạc hậu, tồn tại nhiều phong tục có tập quán sống cổ hủ và có nguy cơ giảm dân số hoặc suy thoái nòi giống, còn giữ những nét hoang dã, chưa hoà nhập được với cuộc sống lao động sản xuất, vẫn quen hái lượm săn bắn, dựa vào thiên nhiên. Nhà ở tạm bợ, ăn uống thiếu vệ sinh, luôn trong tình trạng đói nghèo đã làm cho những dân tộc thiểu số tăng dân số rất chậm.
- Có sự không đồng nhất giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau về chất lượng cuộc sống, chênh lệch trong phân bổ thu nhập cũng như tình trạng nghèo.
Sự chênh lệch về mức sống đang là vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt khi đất nước tăng trưởng và phát triển cao sẽ có hưởng dẫn đến những thay đổi không đồng đều trong mức sống của các nhóm khác nhau trong xã hội, làm cho khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó sự chệnh lêch về thu nhập giữa các nhóm dân tộc và trong từng nhóm dân tộc với nhau ngày càng rộng thể hiện thông qua chỉ số đánh giá bất bình đẳng phổ biến nhất là sử dụng hệ số Gini, giao động trong khoảng 0 đến 1. Hệ số càng gần mức 0 thì sự phân bổ thu nhập càng đồng đều và hệ số càng gần mức 1 thì sự phân bổ thu nhập càng chênh lệch. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số không thông thạo tiếng Việt có khả năng lâm vào cảnh nghèo gấp 1,9 lần so với với những người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng Việt và gấp 7,8 lần so với người Kinh/Hoa2, trẻ em dân tộc thiểu số, ngoại trừ trẻ em Khơ Me và Chăm, thường có xu hướng bị suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ em người Kinh/Hoa. Thiếu dinh dưỡng không chỉ phát sinh do mức sống thấp hơn, mà cũng do các yếu tố khác như trình độ học vấn của người mẹ, môi trường sống và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch thu nhập ở những xã nghèo nhất không phải là sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân tộc, mà chính sự khác biệt về phân bổ thu nhập trong từng nhóm dân tộc mới là căn nguyên chính dẫn đến sự bất bình đẳng cao ở những xã này.
1.1.1.2.Một số chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
a. Chương trình phát triển nông thôn, thuỷ lợi, giao thông
Đây là chương trình đầu tiên và kéo dài thời gian nhất cho đến nay nó vẫn được tiếp tục. Đa số người người nghèo tập trung nhiều nhất ở những vùng sâu 2Giảm nghèo của Việt Nam thành tựu và thách thức (2011) viện khoa học xã hội Việt Nam( trang 84)
vùng xa mà chính những nơi này giao thông thuỷ lợi lại rất yếu kếm do đó Nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ cho những khu vực này với khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc phát triển giao thông và thuỷ lợi sẽ tạo đà cho sự hoà nhập giữa miền ngược và miền xuôi, thúc đẩy kinh tế miền núi phát triển, tăng năng suất lao động góp phần bình ổn lương thực trong vùng. Điển hình như xây dựng công trình giao thông nông thôn huyền Hồng Lạc, Bạc Liêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu tại xã Bộc Nhiêu của huyện Định Hóa; Võ Nhai - Thái Nguyên, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị và một số xã, thôn vùng đồng bào DTTS thuộc diện đầu tư chương trình 135-II có hạng mục phát triển nông thôn, thủy lợi, giao thông trên cả nước.
b. Chương trình định canh định cư
Từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận vấn đề định canh định cư có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng nhằm làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi, thực tế đây là cách sống ổn định văn minh, tiến bộ. Nó tác động sâu sắc tới tâm tư tình cảm của nhân dân các dân tộc thiểu số, từng bước xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, bất lợi cho sự phát triển để hoà nhập vào sự phát triển chung. Chương trình này bắt đầu từ 1968, và nó đã trở thành một chương trình rất đắc lực trong việc giảm nghèo đói. Mục tiêu của chương trình nhằm kêu gọi, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển sang lối sống định cư, từng bước ổn định cuộc sống để thoát nghèo. Có thể kể đến một số chương trình: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở Tây Nam Bộ, 2008 - 2010 (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg); Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư (Quyết định số 33/2007/QÐ-TTg ngày 03/05//2007); Hỗ trợ tái định cư ở các xã dọc biên giới với Trung Quốc (Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 23/04/2005)...
c. Chương trình tín dụng
Nhà nước ta đã có chủ trương thực hiện các khoản tín dụng cho vay mở rộng tới hộ nghèo và theo quyết định số 525/TTg ngày 31-8-1995 của thủ tướng chính phủ cho phép thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo để giúp họ có khả năng vay vốn phát triển sản xuất, khắc phục đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vồn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước đối với
người nghèo và các nguồn vốn khác nhà nước cho phép được lập quỹ cho người nghèo vay thực hiện chương trình của chính phủ đối với người nghèo.
Hoạt động của ngân hàng người nghèo vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện việc cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được cho vay để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn, và theo lãi suất quy định. Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro trong quá trình hoạt động phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của bộ tài chính. Chương trình này được thực hiện ở hầu khắp các huyện nghèo của cả nước như Võ Nhai, Định hóa,Đồng Hỷ, Đại Từ của Thái Nguyên, Hướng Hóa của Quảng Trị, Sóc Sơn của Hà Nội...
d. Chương trình tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ
Đây là một chương trình đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế miền núi theo hướng chuyển dịch cơ cầu giống cây trồng mới và sản xuất hàng hoá tập trung. Nó được hiểu là một chương trình bao gồm nhiều công việc, dự án triển khai trên diện rộng, chủ yếu tập trung vào các khâu khuyến nông, khuyến lâm, khoa học kỹ thuật, vật tư sản xuất, tín dụng nông thôn. Trung tâm đào tạo khuyến nông, tư vấn chuyển giao công nghệ đều được thành lập tại các tỉnh thành trên cả nước trực thuộc trung tâm khuyến nông quốc gia hỗ trợ đào tạo, cung cấp thông tin thị trường, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ giúp cho bà con các xã nghèo tiếp cận với khoa học công nghệ mới từ đó giúp thoát nghèo bền vững.
e. Chương trình giáo dục y tế với mục tiêu xoá đói giảm nghèo
Có thể gói gọn chương trình giáo dục trong khuôn khổ đóng góp hoặc tác động vào việc xoá đói giảm nghèo gồm:
- Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp.
- Chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục tiểu học. - Chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức.
- Chương trình cải tiến hệ thống dậy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chương trình 7 của Bộ giáo dục và đào tạo về hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.
Chương trình y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung vốn có thâm niên từ trước rất lâu so với chương trình xoá đói giảm nghèo. Trong chương trình chung lại có chương trình bảo vệ bà me trẻ em, đó là hai đối tượng dễ bị tổn thương và rủi ro trong cuộc sống xã hội và gia đình. Những chương trình hoạt động chính trong khuôn khổ xoá đói giảm nghèo bao gồm chương trình phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh sốt rét, nước sạch cho sinh hoạt nông thôn, tiêm chủng mở rộng, xoá xã trắng về y tế. Những chương trình này nhằm cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa bệnh dịch hay xẩy ra ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình này cũng được áp dụng rất phổ biến tại các địa phương nghèo của cả nước như ở Sơn La, Lai Châu Điện Biên, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa…
f. Chương trình quốc gia số 06/CP
Chương trình quốc gia số 06/CP là chương trình về phòng chống và kiểm soát ma tuý theo nghị quyết số 60/CP của chính phủ ra ngày 29-01-1993. Chương trình này này được triển khai nhằm mục tiêu phòng và kiểm soát ma tuý mang ý nghĩa chính trị xã hội và quốc tế rộng lớn. Song quá trình thực hiện nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào dân tộc từ bỏ trồng cây thuốc phiện và thay thế cây trồng vật nuôi để bù đắp sự hẫng hụt từ việc mất nguồn thu từ cây thuốc phiện. Chương trình này được phổ biến chủ yếu ở khu vực biên giới của Việt Nam tại các tỉnh Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng trị...
g. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn
Chương trình này bắt đầu từ năm 1992, mục tiêu nhằm vào các dân tộc thiểu số khó khăn và có dân số ít ( trên dưới một vạn người ). Đa số những dân tộc này nằm ở vùng sâu vùng xa khó khăn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, văn hoá thông tin… Những dân tộc quá cách biệt với các khu vực kinh tế đang năng động và hầu như chưa được cơ chế thị trường ảnh hưởng và tác động tới. Tính đặc biệt của chương trình này là đầu tư không hoàn lại tức là cho không. Có thể kể đến một số vùng, địa phương được hưởng lợi từ chương trình này như: Chương trình Phát triển KTXH cho các xã dọc biên giới Việt Nam-Lào- Campuchia (Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg); Chương trình Tạo Việc làm cho Đồng bào Dân tộc Thiểu số tại Tây Nam Bộ giai đoạn 2008-2010 (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg), Chương trình Phát triển KTXH ở Tây Nguyên (Nghị quyết số 10/NQ-TW); Chương trình Phát triển KTXH tại các Khu vực Miền núi phía Bắc