Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số một số tỉn hở

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI XÃ BỘC NHIÊU HUYỆN ĐỊNH HOÁ GIAI ĐOẠN 20062010 (Trang 34 - 84)

1.2.2.1. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của tỉnh Nghệ An

Nhận thấy phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ít có sự tham gia trong việc đưa ra các quyết định và sự giám sát, đánh giá Nghệ An đã mạnh dạn triển khai dự án "Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của người DTTS trong xóa đói giảm nghèo" được triển khai sẽ khắc phục những hạn chế đó, với mục tiêu của dự án là nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nâng cao vai trò của đồng bào DTTS trong việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến sinh kế của họ; nâng cao năng lực cho các cơ quan đại diện quyền lợii của đồng bào. Đối tượng trực tiếp của dự án là 500 cán bộ và đại biểu HĐND cấp xã, huyện, tỉnh và 45.000 người DTTS tại 12 xã (4 xã thí điểm trong vòng 1 năm và 8 xã nhân rộng trong năm thứ 2) tại 2 huyện được thụ hưởng dự án là Nghĩa Đàn và Quế Phong. Và 410.000 đối tượng gián tiếp khác trên địa bàn tỉnh. Nguồn ngân sách hỗ trợ là 151.325 EUR (tương đương 199.749 USD).

Dự án áp dụng phương pháp tiếp cận để giúp đồng bào DTTS được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định về xóa đói giảm nghèo. Thông qua các lớp tập huấn tạo sự tự tin cho chính đồng bào, giúp họ phân tích và sắp xếp theo thứ tự các vấn đề mà họ quan tâm và đưa ra các chính kiến, quan điểm, quyết định liên quan tới Chương trình 135, 30a tại địa phương. Đồng thời, hỗ trợ thiết lập mạng lưới các tổ chức cộng đồng và các nhóm sở thích khác để đồng bào DTTS có thể chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế dựa trên mối quan tâm và lựa chọn của họ.

Ngoài ra, dự án sẽ có chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ và Đại biểu HĐND vùng dự án, để những đại diện này giám sát có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, khảo sát về các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm của Chương trình 135, 30a. Phấn đấu cuối năm thứ 2 thực hiện dự án sẽ có ít nhất 80% hộ người DTTS nhận được sự hỗ trợ của Chương trình 135, 30a tại 2 huyện được cung cấp các dịch vụ khuyến nông theo nhu cầu.

Mặt khác, dự án sẽ giúp đồng bào bầu ra người đại diện của mình để tham gia các cuộc họp tham vấn địa phương, tập huấn cho đội ngũ này về kỹ năng thuyết trình, tham gia ý kiến. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, có ít nhất 120 đại diện người DTTS, trong đó có 60% là nữ đến từ 12 xã thuộc 2 huyện Nghĩa Đàn và Quế Phong chủ động tham gia các cuộc họp, trình bày các mối quan tâm, mong muốn của cộng đồng đối với Chương trình 135 và 30a. Trong đó, có 3 ý kiến được HĐND tỉnh tiếp thu, xem xét

1.2.2.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Tỉnh Đắc Lắc

Đắc Lắc là một tỉnh Miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, Đắc Lắc có diện tích tự nhiên trên 13.120Km2, dân số trên 1,8 triệu người với 44 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng 30% là đồng bào dân tộc thiểu số. Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Đắc Lắc đó là:

- Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nghị quyết tập trung ưu tiên nguồn lực cho chương trình giảm nghèo. Ngoài nguồn lực của trung ương hỗ trợ theo chính sách chung. Hàng năm ngân sách địa phương dành tối thiểu 1,5% Tổng chi ngân sách địa phương, hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên mỗi xã 400 triệu đồng/năm, hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến 50% mỗi xã 200 triệu đồng. Đồng thời bố trí mỗi xã phường 1 cán bộ chuyên trách làm công tác xoá đói giảm nghèo với mức phụ cấp 450.000đ/tháng. Hộ thoát nghèo tiếp tục được hưởng

chính sách về tín dụng, y tế, giáo dục, khuyến nông-khuyến lâm, dạy nghề trong vòng 2 năm kể từ ngày công bố thoát nghèo.

- Tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành thông qua việc xây dựng mô hình giảm nghèo điểm gắn với từng vùng, từng dân tộc để chỉ đạo nhân ra diện rộng như: mô hình “10 giúp 1” ở huyện EaHleo; mô hình “Đào tạo và tuyển dụng lao động nghèo và người dân tộc thiểu số”, mô hình “Khoán quản lý bảo vệ rừng” ở Huyện Krông Pắc và EaHleo...Với cách làm đó, qua 2 năm (2006-2007), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% đầu năm 2006 xuống còn 18,66% cuối năm 2007, bình quân giảm 4,4%/năm.

- Thực hiện tốt các chính sách đã ban hành: Trong đó ngân hàng chính sách tỉnh đã giải quyết cho 63.400 hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền 432 tỷ đồng gắn với tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho 24.000 lượt hộ nghèo, xây dựng 178 mô hình, điểm trình diễn...gắn với sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện cuộc vận động gây quỹ: “Ngày vì người nghèo” hỗ trợ xây dựng trên 1000 căn nhà Đại đoàn kết; Hội Phụ nữ “Phong trào hỗ trợ phụ nữ nghèo”, “giúp đỡ hội viên nghèo” của Hội cựu chiến binh; “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” của đoàn Thanh niên v.v...

- Làm tốt công tác rà soát, xác định hộ nghèo, theo dõi biến động hộ nghèo và triển khai các chính sách, dự án đến với người nghèo đúng đối tượng, các thủ tục hỗ trợ người nghèo về vay vốn, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí… đã có nhiều đổi mới linh hoạt, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng chính sách, chế độ kịp thời…

Tóm lại: Xác định rõ tầm quan trọng cũng như những khó khăn và thách thức đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Đắc Lắc đã kiên quyết chỉ đạo các sở, ban ngành, các cấp cơ sở tiếp tục khắc phục khó khăn, tồn tại, đề ra các biện pháp giải pháp, cách làm mới có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tập trung huy động nhiều nguồn lực, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia công tác xoá đói giảm nghèo.bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đó là:

Một là, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế xã nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tới các xã nghèo.

Hai là, từng bước cải tiến các thủ tục vay vốn, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cho vay vốn với các ngành, Hội, đoàn thể trong việc hướng dẫn cách làm ăn giúp đỡ hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức qua đó nâng cao nhận thức và quyết tâm của người nghèo tự vươn lên thoát nghèo gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn hay, mô hình mới. Thực hiện đối thoại trực tiếp giữa người nghèo với các cơ quan chức năng nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan đối với công tác xoá đói giảm nghèo…

1.2.2.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị

Hướng Hóa là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây tỉnh Quảng Trị; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Diện tích tự nhiên của huyện là 115.715 ha, dân số 78.763 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% (gồm các dân tộc Pa Kô, Vân Kiều).

Đến năm 2012 Hướng Hóa là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao (chiếm 25,1% theo tiêu chí mới) với 11 xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy số hộ vượt nghèo năm sau cao hơn năm trước nhưng thu nhập còn thấp và không ổn định, nguy cơ tái nghèo cao; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư song chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ dân trí thấp, đồng bào chưa có nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo; chỉ đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo. Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” và Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở”, đến nay, cơ bản huyện đã xóa xong nhà tạm cho đồng bào vùng khó khăn. Từ nguồn vốn 43.560 triệu đồng của Chương trình 135 giai đoạn II, đã xây dựng 138 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó, đường giao thông thôn, bản có 26 công trình (chiếm 18,84%), thủy lợi 6 công trình (chiếm 4,35%), trường, lớp học có 35 công trình (chiếm 25,36%), nước sinh hoạt 11 công trình (chiếm 7,97%), điện 13 công trình (chiếm 9,42%), trạm y tế 5 công trình (chiếm 3,62%), nhà sinh hoạt cộng đồng 42 công trình (chiếm 30,44%).

Về chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Thực hiện Chương trình 134,135, từ 2005-2008, huyện đã hỗ trợ khai hoang 850 ha đất sản xuất cho các hộ nghèo; bình quân mỗi hộ được cấp 0,5 ha để trồng màu; đã hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công cho các hộ nghèo; hỗ trợ các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất như máy cày, máy xay xát gạo, bình phun thuốc, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ và các nông cụ khác, tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống.

Về giải quyết nước sinh hoạt, đã xây dựng 15 công trình cấp nước tự chảy phục vụ bà con dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 16.824 triệu đồng bằng vốn của Chương trình 135. Tuy vậy, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở một số địa phương thường dễ hư hỏng do tác động bởi thiên tai, bão lụt... đòi hỏi hàng năm phải có nguồn vốn để duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho đồng bào.

Thực hiện Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 về “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II” và Quyết định 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2007 đến nay, huyện đã hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học và trợ giúp pháp lý, giúp đồng bào nâng cao hiểu biết pháp luật, chủ động giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và thực hiện dân chủ ở cơ sở, ổn định trật tự xã hội.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chủ động xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về công tác xóa đói giảm nghèo như: Nghị quyết về “Đẩy mạnh phát triển sản xuất cây công nghiệp”; Nghị quyết về “Phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn”; Nghị quyết về “Phát triển kinh tế trang trại”; Nghị quyết về “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025”... Huyện đã phân công các phòng, ban, ngành, đoàn thể đỡ đầu các xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, mỗi xã, thị trấn được bố trí 1 cán bộ phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo. Ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi xã được tăng cường 1 cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo có trình độ từ trung cấp trở lên.

Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo ở Hướng Hóa vẫn thiếu tính bền vững; chất lượng lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; hiệu quả

công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng chưa cao, mới chỉ dừng lại ở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, tại chỗ; một bộ phận người dân còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên trong lao động sản xuất để thoát nghèo, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa thay đổi nếp nghĩ, cách làm; lãnh đạo một số xã chưa thật sự quan tâm, thiếu nhiệt tình trong việc triển khai các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo về thôn, bản; bình xét hộ và nhóm hộ nghèo chưa khoa học, còn nể nang đối với bà con, dòng tộc; địa bàn rộng, địa hình đồi núi phức tạp, thiên tai thường xảy ra, giao thông đi lại khó khăn (nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa) nên việc triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn”.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho xã Bộc Nhiêu

Qua một số kinh nghiệm, chính sách giải quyết vấn đề nghèo đói của một số tỉnh, huyện trên cả nước có thể rút ra cho xã Bộc Nhiêu những bài học sau:

- Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những thôn, bản khác nhau trong xã. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng đó. Đây là cơ sở đề ra những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm" đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện xoá đói giảm nghèo.

- Thứ hai, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia trực tiếp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo bao gồm cả chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã và người dân hưởng lợi, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít được tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công, v.v... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình xoá đói giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn nhân lực, giám sát, đánh giá, v.v....

- Thứ ba, phải thấy rõ vấn đề xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và cấc cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả xoá đói giảm nghèo phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng trong xã; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Thứ tư, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI XÃ BỘC NHIÊU HUYỆN ĐỊNH HOÁ GIAI ĐOẠN 20062010 (Trang 34 - 84)