Thứ nhất: Cần chuyển sang hình thức cấp vốn dựa trên nhu cầu thực tiễn của từng thôn, bản trong xã thay vì phân bổ theo phương thức bình quân xã là 500triệu đồng/năm. Ưu tiên phân bổ vốn cho các hoạt động trực tiếp phát triển các ngành sản xuất, khai thác nguồn lực của địa phương, phân bổ vốn cho các hộ nghèo nhất trong xã nhằm tạo được các tác động có ý nghĩa. Nên cấp vốn tùy theo số người nghèo và mức độ nghèo đói ở xã cụ thể. Các hình thức hỗ trợ thực hiện theo hướng nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ nghèo tự lực vươn lên, hạn chế tình trạng cho không để các hộ nghèo có thể thát nghèo một cách bền vững.
Thứ hai: Lồng ghép vốn của chương trình 135-II với các nguồn vốn thuộc chương trình, dự án, thực hiện đồng bộ các chính sách đối với hộ nghèo, các chính sách đặc thù với vùng đặc biệt khó khăn. Cần điều phối thích hợp giữa các hợp phần khác nhau của chương trình 135 giai đoạn II với nhau cũng như các hợp phần của chương trình với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo khác; như các chính sách về tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề cho thanh niên miền núi... tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo nền vững góp phần phát huy hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba: Hoạt động hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo của xã để phát triển kinh tế cần được duy trì và thông thoáng hơn, kết hợp chương trình 135-II với chương trình hỗ trợ vay vốn cụ thể: Khuyến khích các hộ vay vốn nhất là những hộ chính sách, hộ nghèo có lực lượng lao động có định hướng cụ thể và mong muốn làm kinh tế. Đa dạng hóa mục đính cho vay vốn như: vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh, vốn xây nhà ổn định cuộc sống, vốn tái sản xuất, vốn hỗ trợ con em đi học…
Thứ tư: Lãi suất vay vốn phải phù hợp với điều kiện và khả năng chi trả của các các hộ nghèo đảm bảo hình thành ý thức có vay có trả cho hộ nghèo. Bên cạnh đó việc hình thành các quỹ vốn tập trung cũng hết sức quan trọng có tác dụng xoay vòng vốn kinh doanh, sản xuất cho hộ nghèo khi không có sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước. Có thể kể đến một số quỹ như: quỹ hợp tác xã tín dụng nông thôn, quỹ dự phòng xóa đói giảm nghèo, quỹ phụ nữ thoát nghèo…thông qua những quỹ này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho các hộ nghèo khi không may ốm đau bệnh tật, mất sức lao động, đồng thời giúp họ yên tâm sản xuất, kinh doanh ổn định cuộc sống và dần thoát nghèo bền vững
Thứ năm: Mỗi cán bộ trong xã cần nắm rõ về tình trạng nghèo đói của địa phương mình, để tính toán, ước lượng nhu cầu vốn cụ thể theo những tiêu chí khác nhau để chương trình đạt được mục tiêu và hiệu quả đã đặt ra. Đồng thời tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư của chương trình.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án
Tăng cường công tác quy hoạch sản xuất, khai thác các công trình sau khi xây dựng xong, đảm bảo nguồn vốn cho duy tu, bảo dưỡng của các công trình nhằm nâng từng bước nâng cao hiệu suất của dự án. Để nâng cao hiệu quả các dự án trong chương trình 135-II tại xã Bộc Nhiêu cần:
Thứ nhất: Nhanh chóng đưa các công trình giao thông liên xã, thôn vào sử dụng để tạo điều kiện giao thương, đi lại thuận lợi, phát triển sản xuất liên ngành, vùng, thôn...nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực phục vụ và thu hồi vốn cho các công trình.
Thứ hai: Bàn giao các công trình xây dựng điện, đường, trạm cho UBND cấp thôn, xã và công trình trường học cho các nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên, nghiêm túc.
Thứ ba: Chuyển giao kỹ thuật canh tác, giống cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị vật tư nông nghiệp cho bà con nông hộ, giúp đỡ họ lập phương án sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
Thứ tư: tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ nông nghiệp để nhanh chóng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững thế mạnh của địa phương.
-Chuyển dịch hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực phi nông nghiệp, chú trọng hỗ trợ cho các hộ dân ở khâu chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm từ đó dần thoát nghèo một cách bền vững.
-Việc cung cấp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho các hộ nghèo, trước tiên cần thực hiện qua hệ thống cung cấp thông tin về sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất đến các hộ dân trong xã. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này cần có những biện pháp, cách tiếp cận đúng đắn, hợp lý và lao động của các hộ nghèo có trình độ văn hoá không cao, kinh nghiệm sản xuất hạn chế. Để có thể chuyển giao công nghệ đến người nghèo một cách hiệu quả.
-Cần có một hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, các trung tâm nghiên cứu các dự án chương trình, kế hoạch trong khuôn khổ quỹ xóa đói giảm nghèo. Quy trình như sau:
+ Các trung tâm nghiên cứu đào tạo cán bộ khuyến nông, trang bị kiến thức cho họ bằng những thông tin mới nhất và kỹ thuật tiên tiến sát với yêu cầu thực tế.
+ Hệ thống khuyến nông chính quy bao gồm cục khuyến nông của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Hệ thống khuyến nông tự nguyện gồm các viện, trường đại học cẳng, các tổ chức đoàn thể, các tình nguyện viên, các hộ nông dân sản xuất giỏi.
-Nên coi phát triển kinh tế và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn như một giải pháp để tăng cường tính cộng đồng làng xã trên cơ sở các quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau giao lưu với cộng đồng, tránh bị cô lập, tách biệt với xã hội để được hướng dẫn cách làm ăn, không tiêu pha lãng phí, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Nhằm tạo các điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
-Tăng cường cán bộ kỹ thuật bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho hộ nghèo đưa giống mới, giống có năng suất chất lượng cao, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng hộ hoặc một nhóm hộ người của từng xã, từng vùng.
-Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với đặc điểm từng
vùng, từng khu vực, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, xây dựng và khôi phục các làng nghề, thực hiện sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.
-Đầu tư mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển đổi các mô hình sản xuất chăn nuôi cho các hộ nghèo, các hội mới vươn lên thoát nghèo nhằm chống tái nghèo. Giao cho trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên mở các lớp đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm. Tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo.