Chi phí huy động vốn và chính sách lãi suất tại chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ (Trang 35)

Chi phí hoạt động huy động vốn là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động vốn, nó bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Trong đó chi phí trả lãi là bộ phận chính chiếm tỷ trọng cao nhất bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá; các chi phí khác là chi phí phục vụ cho hoạt động huy động vốn như trả lương, khấu hao tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi… Đối với chi phí trả lãi thì lãi suất huy động là yếu tố tác động, quyết định hiệu quả hoạt động huy động vốn và cân đối sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. tuy nhiên, chính sách lãi suất không chỉ riêng bản thân ngân

2.3.6 Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Sacombank CN Điện Biên Phủ

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt những thành tựu đáng kể trong hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn được ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm. Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng để cho khách hàng chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trung đắc lợi, tiết kiệm có kỳ hạn ngày, tiền gửi tương lai tiết kiệm Phù Đổng, tiền gửi góp ngày và các chương trình ưu đãi cho các ngành kinh tế đặc thù như y dược, các hộ kinh doanh … đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi, linh hoạt trong kỳ hạn đến mức kỳ hạn ngày như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố.

Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà ba năm qua khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt với khả năng làm việc đầy tận tụy của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua.

Trong 3 năm qua số dư huy động của chi nhánh không ngừng gia tăng đặc biệt trong năm 2012. Mặc dù tình hình tăng trưởng huy động trong năm 2012 gặp phải rất nhiều khó khăn do biến động nguồn và cạnh tranh lãi suất giữa các TCTD nhưng nhìn chung trong năm 2012 chi nhánh cũng đã đạt được mức tăng trưởng số dư huy động tương đối khả quan so với cùng kỳ 2011 với tốc độ tăng 36% cụ thể số dư huy động

thực hiện đến 31/12/2012 là 1.615 tỷ đồng , tăng 428 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011. Đây chính là những tín hiệu tích cực trong công tác huy động của chi nhánh trong năm 2013 sắp tới.

2.3.6.1 Những tồn tại làm giảm hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian qua:

Số lượng vốn huy động: tuy có tăng trưởng trong năm 2010 đến 2012 nhưng có sự chệnh lệch quá lớn trong cơ cấu tiền gửi đối với sản phẩm tiền gửi cũng như phân theo khách hàng, nổi trội là tiền gửi TCKT chỉ đạt được 77% kế hoạch đề ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng

Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đến với khách hàng nhưng công tác quảng cáo tiếp thị vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Bên cạnh đó, các thông tin về chương trình khuyến mãi vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng, chưa kịp thời đến với khách hàng, chỉ được nhắc đến khi khách hàng có nhu cầu.

Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng vẫn chưa tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch với ngân hàng nhất là công cụ lãi suất. Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân

hàng trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình.

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên: tuy đội ngũ nhân viên của chi nhánh tận tụy và chịu khó học hỏi nhưng về nghiệp vụ giao dịch còn đôi chổ thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách hàng.

2.3.6.2

Nguyên nhân của những tồn tại: - Nguyên nhân khách quan

+ Tình hình kinh tế và chính sách của NHNN

Trong 3 năm vừa qua 2010- 2012 vẫn còn chịu hệ quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong 3 năm thì năm 2011 chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và có thể được xem là đáy của khủng hoảng bên cạnh đó 2011 là năm có nhiều biến động về lãi suất nên tình hình huy động năm 2011 gặp nhiều khó khăn. Qua năm 2012 tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn theo báo cáo của ngân hàng thế giới thì “Việt Nam bước vào năm 2011 trong một giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô tăng cao. Nhưng các biện pháp bình ổn (thông qua Nghị quyết 11) được thực hiện trong năm 2011 giúp cho Việt Nam dần bình ổn nền kinh tế. Lạm phát đã giảm từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 7% trong tháng 10/2012. Tỉ giá không chính thức dao động trong biên độ ±1 % so với tỉ giá chính thức hầu như suốt cả năm”. Thêm nữa, mặc dù có sự khống chế về trần lãi suất huy động của NHNN nhưng các ngân hàng vẫn huy động vượt trần cao, lôi kéo nhiều khách hàng của đơn vị. Việc lãi suất huy động thấp đã khiến khách hàng chuyển hướng đầu tư từ tiền gửi tiết kiệm sang các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán, bất động sản… Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chủ trương khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập và hợp nhất khiến không ít người gửi tiền lo ngại về tính thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho một số khách hàng vay trong năm 2011 vẫn duy trì ở mức cao cũng tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của khách hàng.

+ Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng

Trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, ảnh hương tiêu cực tới tính thanh khoản của các ngân hàng vừa và nhỏ. Chính vì lẽ đó trong thời gian vừa qua tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng quyết liệt, để đảm bảo thanh khoản các ngân hàng nhỏ sẵng sàng dùng lãi suất và các chương trình khuyến mãi .. làm công cụ cạnh tranh ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình huy động vốn của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ nhất là khi địa bàn hoạt động của chi nhánh là địa bàn trọng điểm của thành phố, nơi có rất nhiều ngân hàng đặt trụ sở.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Từ phía ngân hàng.

Trong thời gian vừa qua nội bộ ngân hàng có nhiều thay đổi ảnh hưởng khá nhiều đến niềm tin của khách hàng và ngân hàng.

Về công tác huy động thì một số sản phẩm của ngân hàng vẫn đi chậm hơn một bước so với ngân hàng bạn chính vì điều đó đã ảnh hưởng khá nhiều đến thị phần của ngân hàng vừa qua.

Với tiêu chí không cạnh tranh về lãi suất mà chỉ cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ nên ngân hàng cũng có một ít thiệt thòi so với một số ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nhỏ lẻ.

Một số loại phí sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng cũng còn khá cao ảnh hưởng khá nhiều đến công tác bán hàng của nhân viên

+ Nhân tố con người. Về nhân tố con người chún ta sẽ xem xét trên 2 khía cạnh: khách hàng và nhân viên.

Về khách hàng: trong thời gian vừa qua với tình hình kinh tế có nhiều biến động, kéo theo nhiều cuộc sáp nhập của một số ngân hàng, điều này đã làm giảm niềm tin của người dân về hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng tư nhân nói riêng. Thế nên khách hàng thường có 2 xu hướng: an toàn và sinh lời.

Về nhân viên ngân hàng: trình độ nghiệp vụ của nhân viên vẫn còn một vài hạn chế, dẫn đến khó khăn cho các hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên của chi nhánh vẫn chưa đủ để xứng với tiềm năng huy động vốn ở Chi nhánh Điện Biên Phủ và các địa bàn lân cận, vậy nên có thể gây những những sai sót trong cách ứng xử với khách hàng không thể tạo lòng tin với khách hàng mới.

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CN ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu huy động vốn của chinhánh Điện Biên Phủ trong thời gian tới nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian tới

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2013

Đvt: triệu đồng

( N

g u

n:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN Điện Biên Phủ 2012)

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2013

Với tình hình kinh tế năm 2013 có xu hướng biến đổi khó lường và được đánh giá là một năm thử thách nữa đối với nền kinh tế Việt Nam thế nhưng trong năm 2013 ngân hàng NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ lại đề ra chỉ tiêu tăng trưởng hơn nữa về hoạt động động huy động vốn thông qua tăng trưởng về tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT. Để thực hiện được điều đó NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ chủ trương, định hướng hoạt động kinh doanh theo hướng chiếm lĩnh thị phần thông qua kênh bán lẻ, phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững trong họat động. Với kế hoạch được giao, chi nhánh thiết lập định hướng thực hiện kế hoạch 2013 trên cơ sở tập trung nguồn huy động tử tổ chức kinh tế và dân cư, đặc biệt là nguồn tiền lãi suất thấp, tăng thu dịch vụ, phát triển mạnh hệ khách hàng thông qua các kênh bán

Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2012 Kế hoạch 31/12/2013 +,- KH S/v TH 2012 %+,- KH s/v TH 2012 Tổng huy động quy ra VNĐ 1.615.359 2.042.700 427.341 26.5%

Tiền gởi dân cư 1.375.680 1.656.795 281.115 20.4% Tiền gởi TCKT 239.678 385.905 146.227 61%

hàng và sản phẩm trọn gói. Chủ động và linh hoạt trong vận hành mô hình tái cấu trúc mới để nhanh chóng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

3.1.2 Một số nhiệm vụ trọng yếu

Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và xuyên suốt từ chi nhánh đến Phòng giao dịch thông qua mô hình đội/ nhóm bán hàng, đứng đầu là Trưởng/ Phó phòng kinh doanh

Lên kế hoạch hành động cụ thể theo các tiêu chí: Làm gì? Ở đâu? Ai làm? Làm như thế nào? Và bao giờ thì có kết quả đối với từng mảng và chi tiết hơn là từng sản phẩm; có kiểm tra giám sát; có chính sách bán hàng, khen thưởng…

Với phương châm mỗi đơn vị là một đại sứ kinh tế trên địa bàn mình trú đóng, phát triển hệ khách hàng lõi trong phạm vi bán kính 2km và phải chiếm lĩnh được thị phần này, từ phương châm đó, với nguồn nhân lực và tài nguyên hiện có, đưa SA đến với khách hàng bằng các gói sản phẩm cụ thể và thiết thực, không để SA chỉ hiện diện và dừng lại ở thương hiệu của một ngân hàng trên tờ lịch trong mỗi nhà.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo mật user, password, đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán, xử lý giao dịch. Cơ chế giám sát thường xuyên, định kỳ, hạn chế các rủi ro trong hoạt động kho quỹ. Triển khai công tác đào tạo, kiểm tra cập nhật văn bản quy trình quy chế liên quan đến các hoạt động này đến từng nhân viên để tránh mắc phải những sai xót trầm trọng như các sự vụ đã xẩy ra trong thời gian qua gây tổn thất lớn cho ngân hàng.

3.2 Những giải pháp giúp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Sacombankchi nhánh Điện Biên Phủ: chi nhánh Điện Biên Phủ:

3.2.1 Tăng cường huy động vốn với chính sách, cơ cấu hợp lý

Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Điện Biên Phủ ở chương 2 ta nhận ra tỷ lệ về KHCN chiếm tỷ trọng cao chiếm đến hơn 80% qua các năm và nhất là gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm khoảng 90% tổng số vốn huy động. Đây là sự chênh lệch khá cao. Thêm vào đó, tiền huy động được chủ yếu là VNĐ, còn ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ khoảng nhỏ hơn 15%.

Chính vì vậy, chi nhánh cần có những chính sách để cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng cân bằng giữa các nguồn huy động, tăng KHDN lên tới trên 30% và tăng tiền không kỳ hạn, nâng cao tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ. Ngoài những chương trình để kích cầu tiền gửi thanh toán chi nhánh nên áp dụng thêm một số chính sách như: Đối với khách hàng mới nên thêm nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù, nâng công tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng cũ. Tăng cường các hoạt động thanh toán quốc tế như chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán bằng bộ chứng từ… không những tăng số lượng tiền gửi mà còn cân bằng giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm và góp phần đem nguồn ngoại tệ về cho ngân hàng. Cơ cấu lại nguồn vốn có thể làm gia tăng chi phí hoạt động của chi nhánh, nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi thiết nghĩ đây là một giải pháp cần thiết và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh trong tương lai góp phần vào thành công chung trong hoạt động động ngân hàng NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

3.2.2 Chiến lược marketing

Công tác marketing là một trong những công việc chiếm phần quan trọng của bất kì một ngân hàng nào. Khách hàng biết về ngân hàng ở một mức độ nào thì một phần nó sẽ tuỳ thuộc vào sự truyền thông về ngân hàng đến với công chúng. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ cũng đã nhận thức về tầm quan trọng của công tác này và có những hình thức để đẩy mạnh uy tín và sự biết đến của khách hàng đối với ngân hàng như logo, trụ sở mang tính nhận diện rất cao đã in sâu vào tâm trí của khách

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w