2.3.2.1 Phân theo nhóm khách hàng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 Tăng/Giảm
Tiền gửi dân cư 887,122 1,375,680 488,558 Tiền gửi DN, tổ
chức 300,864 239,678 (61,186)
Tổng nguồn vốn
huy động 1,187,985 1,615,359 427,374
(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.3: Nguồn huy động phân theo nhóm khách hàng
Từ bảng số liệu ta thấy số lượng tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động . Năm 2011 là 887,122 triệu đồng chiếm gần 75% tổng vốn huy động và tới năm 2012 số lượng huy động đã tăng lên đến 1,375,680 triệu đồng chiếm 85%.
Nguyên nhân của sự thay đổi từ 2011 tới 2012 là vì trong năm 2011 kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng một phần tới các hoạt động kinh doanh và thu nhập của một bộ phận dân cư. Cùng lúc đó, lãi suất ngân hàng được quy định mức lãi trần là 14%/ năm và tỷ giá tăng cao cũng làm thay đổi tâm lý gửi tiền của khách hàng, khách hàng cá nhân chuyển sang nắm giữ ngoại tệ hơn là gởi vào ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 tiền gửi dân cư tăng đột biến so với 2011, nguyên nhân chủ yếu là vì năm 2012 kinh tế đã và đang ổn định phần nào khi kết hợp với một chính sách phát triển hệ khách hàng với nhiều chương trình ưu đãi từ phía NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Về huy động tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp năm 2011 mức huy động là 300,864 triệu đồng chiếm 25% tổng vốn huy động. Sang năm 2012 thì lượng tiền từ thành phần này giảm nhẹ xuống còn 239,678 triệu đồng chiếm 15% tổng vốn huy động. Tuy có giảm nhưng không đáng kể so với năm 2011 nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn, các ngân hàng thắt chặt việc vay vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức vì tâm lý e ngại rủi ro. Thế nhưng xét về tổng thể thì việc tiền gửi từ dân cư chiếm đa số lại hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Sacombank khi muốn trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và chi nhánh Điện Biên Phủ là một trong những mạng lưới vững chắc hỗ trợ cho hệ thống Sacombank phát triển bền vững.
2.3.2.2 Phân theo tính chất sản phẩm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 Tăng/Giảm
Tiền gửi không kỳ hạn
158,506 158,859 353 Tiền gửi có kỳ hạn 1,029,479 1,456,500 427,021 Tổng nguồn vốn huy
động 1,187,985 1,615,359 427,374
(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.4: Nguồn huy động phân theo tính chất sản phẩm
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được chi nhánh chủ yếu huy động từ tiền gửi có kỳ hạn còn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được. So với năm 2010 thì lượng tiền huy động có kỳ hạn của ngân hàng có sụt giảm vì những diễn biến kinh tế xảy ra vào năm 2011 khá phức tạp. Có hai vấn đề nổi bật làm ảnh hưởng đến vấn đề huy đông của ngân hàng. Thứ nhất, việc áp trần lãi suất huy động 14% thấp hơn so với mức lạm phát có khi lên tới 17.51% làm lãi suất thực âm. Điều này đi ngược lại với cách thu hút khách hàng chính là lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương và tạo động lực để khách hàng gửi tiền vào hệ thống. Hơn nữa, về lâu về dài thì biện pháp hành chính như vậy sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền vì vậy mà người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Thứ hai là tình hình biến động chóng mặt của vàng theo diễn biến vàng quốc tế, liên tiếp lập mức kỷ lục khiến người dân đổ xô vào kênh đầu tư này. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tình hình khả quan hơn rất nhiều. Số tiền gửi huy động có kỳ hạn tăng 427 tỷ đồng so với năm 2011 cho thấy được chính sách quản lý cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm của chi nhánh được điều phối khá tốt để đạt được kết quả như vậy mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục giảm. Dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng thực sự một bộ phận người dân vẫn luôn sử dụng kênh tiết kiệm này với mong muốn sinh lời trên vốn hiện có của mình. Đối với tiền gửi không kỳ hạn trong hai năm 2011 và 2012 thì lượng vốn huy động không thay đổi quá nhiều, chênh lệch khoảng 353 triệu đồng. Người dân sử dụng nguồn vốn này chủ yếu là trong giao dịch thanh toán, đảm bảo an toàn nên chi nhánh cũng áp dụng công nghệ vào trong giao dịch tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Tóm lại phần lớn các khoản tiền gửi có kỳ hạn chiếm 90% tổng huy động, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 10% tổng huy động, phù hợp với tính chất và diễn biến tình hình vốn có nhiều biến động về lãi suất như trong năm vừa qua.
2.3.2.3 Phân theo thời hạn huy động ĐVT: triệu đồng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Tăng/Giảm Tiền gửi KH ≤ 12 1,075,602 1,517,344 441,742 Tiền gửi KH ≥ 12 112,383 98,014 (143,369) Tổng nguồn vốn huy động 1,187,985 1,615,359 427,374
(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.5: Nguồn huy động phân theo thời hạn huy động
Với việc phân theo thời hạn huy động ta sẽ hiểu rõ hơn khi đã phân tích về tình hình huy động vốn có kỳ hạn như trên. Phần lớn nguồn tiền của chi nhánh là từ nguồn tiền gửi dưới 12 tháng. Năm 2011 số tiền này là 1,075,602 triệu đồng, sang tới năm 2012 nguồn tiền này tăng lên 1,517,344 trong đó tiền gửi có kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng chiếm khoảng 94% tổng lượng tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm khoảng 6%/tổng lượng tiền gửi toàn chi nhánh. Tâm lý người dân luôn muốn tiền của mình sinh lời mà có thể rút nhanh chóng nên việc tiền gửi có kỳ hạn ngắn như vậy là điều dễ hiểu. Tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho chi nhánh khi muốn huy động một nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào những công trình hay dự án phát triển lâu dài.
Nhìn chung với định hướng xác lập và điều hành xuyên suốt là tập trung và đẩy mạnh huy động từ tất cả các thành phần kinh tế, dân cư đặc biệt quan tâm tới hệ khách hàng các nhân có số dư tiền gởi thấp để tạo tính ổn định nguồn và xem đây là một trong những kênh thu nhập trọng yếu của ngân hàng.
2.3.2.4 Phân theo loại tiền huy động ĐVT: triệu đồng ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu 2011 2012 Tăng/Giảm VNĐ 1,038,854 1,507,781 468,927 TG KKH 117,457 150,674 33,217 TG CKH 921,397 1,357,107 435,710 USD 7,160 5,165 (1,995) TG KKH 1,971 393 (1578) TG CKH 5,189 4,772 (417) Vàng 6,602 263 (6339)
(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.6: Nguồn huy động phân theo loại tiền huy động
Qua bảng số liệu ta thấy loại tiền mà chi nhánh huy động chủ yếu là VND, số lượng này tăng qua hai năm gần đây khá là rõ rệt trong khi đó loại tiền huy động là USD và vàng thì lại có xu hướng giảm. Để giải thích cho vấn đề này thì ta xem xét lại tình hình biến động tỷ giá lúc bấy giờ. Về phía USD trong những năm vừa qua theo các báo cáo kinh tế của Chính phủ trước các kỳ họp Quốc hội, xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng, nhập siêu nhỏ hơn so với kim ngạch xuất khẩu dẫn đễn dự trữ ngoại hối tăng, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu đang có đà giảm. Dự kiến, lạm phát các năm đặc biệt là năm 2012 được kiểm soát ở mức 8% chính vì thế tỷ giá USD/VND ít biến động nên niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, khắc phục tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm phương tiện thanh toán ở
phía vàng, trong những năm gần đây giá vàng luôn diễn biến thất thường, nên việc dự trữ vàng sẽ kèm theo nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, trong khi đó NHNN sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng, tiếp tục hạn chế hoạt động huy động và cho vay vàng. Việc nắm giữ vàng sẽ giảm dần, giá vàng trong nước sẽ được kéo về sát mức giá vàng thế giới. Và đến ngày 28/11/2012 theo thông tư 12 của NHNN, hầu hết các NHTM đều đã ngừng việc huy động vàng. Đó là lý do vì sao người dân đang có xu hướng bán vàng để gởi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ cũng không ngoại lệ, huy động bằng vàng qua các năm liên tục giảm và đến năm 2012 là hầu như không còn.
2.3.4 Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
Hoạt động huy động vốn với tốc độ nhanh và ổn định chưa đủ để đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn với hoạt động sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn phải lấy nhu cầu sử dụng vốn là mục tiêu. Nếu nguồn vốn huy động thấp không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn làm cho ngân hàng bỏ qua cơ hội đầu tư có hiệu quả, hơn nữa nó còn làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Ngược lại, nếu huy động quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khoản ứ đọng vốn này phải chịu chi phí huy động song lại không tạo ra thu nhập nên sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy mà Sacombank Chi nhánh Điện Biên Phủ luôn cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn. Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu 2011 2012
Nguồn vốn huy động 1188 1615
Dư nợ cho vay 717 1445
Hệ số sử dụng nguồn 60.3% 89.5%
Phần dư 471 170
(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.7: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
Qua bảng trên ta thấy hệ số sử dụng nguồn vốn qua 2 năm 2011 – 2012 ở chi nhánh là khá cao, năm 2011 dư nợ cho vay đạt 717 tỷ, và tăng cao ở năm 2012 đạt 1445 tỷ làm cho hệ số sử dụng nguồn tăng từ 60.3% đến 89.5%. Như vậy, chúng ta thấy tốc độ tăng về nguồn huy động lẫn dư nợ của chi nhánh đều nằm ở mức cao. Đặc biệt, Sacombank Chi nhánh Điện Biên Phủ rất chú trọng đến cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay năm 2012 là 70% gần gấp đôi so với năm 2011. Để đạt được kết quả như vậy, chi nhánh luôn thực hiện đúng nhiệm vụ, phương pháp của ngành đã được cụ thể hóa từ các giải pháp của công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, kết hợp với việc vận dụng linh hoạt vào thực tiễn kinh doanh từng thời kỳ của chi nhánh.
2.3.5 Chi phí huy động vốn và chính sách lãi suất tại chi nhánh
Chi phí hoạt động huy động vốn là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động vốn, nó bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Trong đó chi phí trả lãi là bộ phận chính chiếm tỷ trọng cao nhất bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá; các chi phí khác là chi phí phục vụ cho hoạt động huy động vốn như trả lương, khấu hao tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi… Đối với chi phí trả lãi thì lãi suất huy động là yếu tố tác động, quyết định hiệu quả hoạt động huy động vốn và cân đối sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. tuy nhiên, chính sách lãi suất không chỉ riêng bản thân ngân
2.3.6 Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Sacombank CN Điện Biên Phủ
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt những thành tựu đáng kể trong hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn được ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm. Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng để cho khách hàng chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trung đắc lợi, tiết kiệm có kỳ hạn ngày, tiền gửi tương lai tiết kiệm Phù Đổng, tiền gửi góp ngày và các chương trình ưu đãi cho các ngành kinh tế đặc thù như y dược, các hộ kinh doanh … đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi, linh hoạt trong kỳ hạn đến mức kỳ hạn ngày như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố.
Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà ba năm qua khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt với khả năng làm việc đầy tận tụy của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua.
Trong 3 năm qua số dư huy động của chi nhánh không ngừng gia tăng đặc biệt trong năm 2012. Mặc dù tình hình tăng trưởng huy động trong năm 2012 gặp phải rất nhiều khó khăn do biến động nguồn và cạnh tranh lãi suất giữa các TCTD nhưng nhìn chung trong năm 2012 chi nhánh cũng đã đạt được mức tăng trưởng số dư huy động tương đối khả quan so với cùng kỳ 2011 với tốc độ tăng 36% cụ thể số dư huy động
thực hiện đến 31/12/2012 là 1.615 tỷ đồng , tăng 428 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011. Đây chính là những tín hiệu tích cực trong công tác huy động của chi nhánh trong năm 2013 sắp tới.
2.3.6.1 Những tồn tại làm giảm hiệu quả huy động vốn của chi nhánh
Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian qua:
Số lượng vốn huy động: tuy có tăng trưởng trong năm 2010 đến 2012 nhưng có sự chệnh lệch quá lớn trong cơ cấu tiền gửi đối với sản phẩm tiền gửi cũng như phân theo khách hàng, nổi trội là tiền gửi TCKT chỉ đạt được 77% kế hoạch đề ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng
Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đến với khách hàng nhưng công tác quảng cáo tiếp thị vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Bên cạnh đó, các thông tin về chương trình