Phân theo tính chất sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ (Trang 30 - 32)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 Tăng/Giảm

Tiền gửi không kỳ hạn

158,506 158,859 353 Tiền gửi có kỳ hạn 1,029,479 1,456,500 427,021 Tổng nguồn vốn huy

động 1,187,985 1,615,359 427,374

(Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ) Bảng 2.4: Nguồn huy động phân theo tính chất sản phẩm

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được chi nhánh chủ yếu huy động từ tiền gửi có kỳ hạn còn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được. So với năm 2010 thì lượng tiền huy động có kỳ hạn của ngân hàng có sụt giảm vì những diễn biến kinh tế xảy ra vào năm 2011 khá phức tạp. Có hai vấn đề nổi bật làm ảnh hưởng đến vấn đề huy đông của ngân hàng. Thứ nhất, việc áp trần lãi suất huy động 14% thấp hơn so với mức lạm phát có khi lên tới 17.51% làm lãi suất thực âm. Điều này đi ngược lại với cách thu hút khách hàng chính là lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương và tạo động lực để khách hàng gửi tiền vào hệ thống. Hơn nữa, về lâu về dài thì biện pháp hành chính như vậy sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền vì vậy mà người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Thứ hai là tình hình biến động chóng mặt của vàng theo diễn biến vàng quốc tế, liên tiếp lập mức kỷ lục khiến người dân đổ xô vào kênh đầu tư này. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tình hình khả quan hơn rất nhiều. Số tiền gửi huy động có kỳ hạn tăng 427 tỷ đồng so với năm 2011 cho thấy được chính sách quản lý cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm của chi nhánh được điều phối khá tốt để đạt được kết quả như vậy mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục giảm. Dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng thực sự một bộ phận người dân vẫn luôn sử dụng kênh tiết kiệm này với mong muốn sinh lời trên vốn hiện có của mình. Đối với tiền gửi không kỳ hạn trong hai năm 2011 và 2012 thì lượng vốn huy động không thay đổi quá nhiều, chênh lệch khoảng 353 triệu đồng. Người dân sử dụng nguồn vốn này chủ yếu là trong giao dịch thanh toán, đảm bảo an toàn nên chi nhánh cũng áp dụng công nghệ vào trong giao dịch tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Tóm lại phần lớn các khoản tiền gửi có kỳ hạn chiếm 90% tổng huy động, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 10% tổng huy động, phù hợp với tính chất và diễn biến tình hình vốn có nhiều biến động về lãi suất như trong năm vừa qua.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ (Trang 30 - 32)