Về phía NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 43 - 44)

*)Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro

của NHNN (CIC)

Hiện nay, việc thu thập thông tin, thành lập hồ sơ khách hàng đều do cán

bộ thẩm định đảm nhiệm. Các nguồn thông tin Ngân hàng có được là do khách hàng gửi đến và nguồn thông tin đại chúng về doanh nghiệp nhưng các thông tin này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không mang tính pháp lý. Hệ thống thông tin

của trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của

NHNN (CIC) hiệu quả hoạt động còn rất hạn chế, tính cập nhật chưa cao nên chưa thể trở thành một nguồn thông tin quan trọng đối với các NHTM. Vì vậy để trở thành nguồn cung cấp thông tin tin cậy và quan trọng góp phần nâng

cao chất lượng thẩm định tín dụng tại các NHTM, CIC cần phải giải quyết các

vấn đề:

- Cần bắt buộc các tổ chức hoạt động tín dụng trên lãnh thổ Việt nam

tham gia thành viên CIC, có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ

chuyên trách và trang bị các phương tiện hiện đại cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin.

- Cần có các quy định về cung cấp thông tin, cơ chế cung cấp thông tin giữa

các ngành, các bộ chủ quản với Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế. Quy định

trong việc trao đổi, thu thập thông tin giữa các thành viên và các chi nhánh của

CIC.

*) NHNN cần có những chính sách tín dụng hợp lý đối với các DNVVN để

các doanh nghiệp này có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng được dễ dàng hơn và để thuận tiện cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng

Trên thực tế các DNVVN vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng, nguyên nhân không chỉ do các doanh nghiệp này chưa đáp ứng được các điều

kiện vay vốn mà còn do hệ thống luật pháp về tín dụng Ngân hàng chưa thực

sự hợp lý cho sự phát triển của các DNVVN. Hiện nay, các DNVVN thường

vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay, đối với các doanh nghiệp mới thành lập rất

cần vốn trong khi quy định của Ngân hàng lại yêu cầu phải có từ hai năm trở

lên có lãi mới được vay vốn. Mặt khác các văn bản quy định về tài sản bảo đảm tiền vay, việc định giá tài sản thế chấp của NHNN cũng chưa thực sự

thoả đáng gây khó khăn đối với cán bộ tín dụng trọng việc thẩm định và xử lý

tài sản bảo đảm tiền vay đồng thời cũng gây không ít thiệt thòi cho các doanh nghiệp này .

*)Các NHTM cần có sự hợp tác với nhau trong việc khai thác các thông tin

về doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng

Hiện nay, do môi trường cạnh tranh gay gắt nên nhiều Ngân hàng thường

không chịu cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về doanh nghiệp

có quan hệ với mình cho Ngân hàng khác. Điều này dễ dẫn đến tình trạng một

doanh nghiệp có thể đi vay ở nhiều Ngân hàng với cùng một tài sản thế chấp

hoặc đi vay ở Ngân hàng này để trả các khoản nợ đến hạn của Ngân hàng khác gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ khi doanh

nghiệp đứng trên bờ phá sản hoặc có thông báo giải thể thì Ngân hàng cho vay mới biết chính xác các chủ nợ của doanh nghiệp và đang nợ các Ngân

hàng khác bao nhiêu. Vì vậy, việc trao đổi thông tin hai chiều giữa các

NHTM là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)