Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 33 - 34)

*)Nội dung thẩm định

Mỗi một dự án trước khi quyết định cho vay đều phải được xem xét tổng

hợp tất cả các khía cạnh liên quan đến dự án. Mặc dù vậy, trên thực tế đa số

các dự án đều chưa được phân tích kỹ càng trên mọi phương diện, mà mới chỉ

tập trung vào phương diện tài chính. Ngay cả việc thẩm định tài chính dự án

xin vay cũng còn nhiều điểm phải xem xét lại.

+) Về nội dung thẩm định khách hàng vay vốn

Việc thẩm định doanh nghiệp vay vốn chỉ mới được chú trọng trong việc phân tích đánh giá các yếu tố định lượng, còn các yếu tố định tính bao gồm: phân tích tư cách, danh tiếng, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, môi trường kinh doanh chưa được thẩm định kỹ lưỡng

Khi phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp, mặc dù cán bộ tín

dụng có lập bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Nhưng việc lập và tính toán các chỉ tiêu này chưa được so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành.

+) Về việc phân tích phương diện tài chính của dự án

Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính: Mặc dù trong quy trình thẩm định

của NH TMCP chi nhánh Cửa Lòcó đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu tương đối đầy đủ như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn, phân tích độ

nhạy, song các cán bộ tín dụng chỉ tính toán trên một số chỉ tiêu, nhiều khi

những chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tham khảo, tượng trưng không có

nhiều ý nghĩa trong việc ra quyết định. Các chỉ tiêu phân tích độ nhạy hầu như không được nhắc đến. Cán bộ thẩm định thường tập trung đi sâu phân

tích nguồn trả nợ hàng năm của dự án, đó là khấu hao cơ bản và lợi nhuận dùng để trả nợ và coi đây là tiêu chuẩn đánh giá dự án cũng như quyết định

cho vay.

Việc lập các bảng dự trù tài chính: Ngân hàng thường lập các bảng dự trù doanh thu, chi phí hàng năm. Tuy nhiên việc tính toán các chi phí của dự

án chỉ mang tính chất áng chừng như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên... điều này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác

+) Về việc đánh giá tài sản thế chấp

NH TMCP chi nhánh Cửa Lò hiện nay chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về việc định giá tài sản thế chấp. Mặt khác công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng mới đi vào hoạt động nên hiệu quả chưa cao, điều

này sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi phải tự mình định giá tài sản thế

chấp, có thể dẫn đến việc cho vay vượt quá tỷ lệ cho phép.

*)Cán bộ thẩm định

Mặc dù trong những năm gần đây, NH TMCP chi nhánh Cửa Lò đã chú trọng hơn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định song

chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định vẫn còn nhiều bất cập.

Hiện nay, NH TMCP chi nhánh Cửa Lò thường phân công mỗi cán bộ tín

dụng phụ trách một số khách hàng cố định mà không chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Như vậy sẽ gây khó nhăn cho việc nâng cao chất lượng

thẩm định tín dụng bởi một cán bộ thẩm định dù giỏi đến đâu cũng khó có thể

hiểu biết sâu về mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế.

Một số dự án được phê duyệt, quyết định cho vay chưa sát với thực tế, còn chủ quan buông lỏng giám sát dẫn đến lãng phí vốn hoặc khó khăn khi triển

khai. Việc tính toán không sát với thực tế dẫn đến thừa vốn hoặc thiếu vốn ,

nếu thừa vốn thì chủ đầu tư sử dụng sai mục đích còn nếu thiếu vốn thì Ngân hàng phải cho vay thêm và như vậy, tổng vốn đầu tư, chi phí sản xuất sẽ khác

với kế hoạch khi dự án được duyệt dẫn đến nhiều dự án bị thua lỗ gây thiệt hại

cho Ngân hàng.

*) Trang thiết bị, thông tin

Mặc dù là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác hiện đại hoá Ngân

hàng, song việc khai thác chúng còn có những điểm hạn chế, mới chỉ dừng lại ở khâu soạn thảo, tính toán là chủ yếu, chưa sử dụng các phần mềm hiện đại

vào những phân tích phức tạp như mô hình dự báo, phân tích độ nhạy.

Các thông tin về doanh nghiệp vay vốn là nguồn thông tin chính phục vụ

cho công tác thẩm định. Đôi khi độ chính xác của thông tin này rất hạn chế,

mang tính chủ quan của doanh nghiệp song không mấy khi cán bộ tín dụng

tiến hành kiểm tra độ trung thực của các thông tin đó. Ngân hàng chưa khai thác được một cách hiệu quả các nguồn thông tin khác từ các bộ, ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)