Coi trọng công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 37 - 39)

Ở các Ngân hàng, cán bộ tín dụng là đại diện chủ yếu của Ngân hàng trong quan hệ với các doanh nghiệp vay vốn. Khi thực hiện nhiệm vụ của

mình người cán bộ tín dụng phải hoàn thành hai mục tiêu cơ bản :

Một là , phục vụ các nhu cầu của khách hàng một cánh nhiệt tình đảm

bảo sự công bằng, đồng thời đảm bảo khoản cho vay có hiệu quả, tạo lợi

nhuận cho Ngân hàng trên cơ sở an toàn nguồn vốn.

Hai là , cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm soát các món vay hiện

có, báo cáo tiến độ giải ngân và thu nợ định kỳ từ người vay, liên tục đánh giá

triển vọng của các khoản cho vay để xác định các vấn đề khó khăn phát sinh.

Sự thành công của mỗi khoản vay trực tiếp phụ thuộc vào khả năng, tính

chủ động và sự cống hiến của cán bộ tín dụng. Bởi vì mọi quyết định của cán

bộ lãnh đạo phụ thuộc khá nhiều vào kết quả thẩm định mà cán bộ tín dụng

trình lên. Vì vậy, NH TMCP chi nhánh Cửa Lòcần có sự đầu tư quan tâm thường xuyên đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng, đây

là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cả hai phía, Ngân hàng và bản thân

cán bộ tín dụng. Để xây dựng một đội ngũ cán bộ có chất lượng, thoả mãn yêu cầu đặt ra thì Ngân hàng và các cán bộ tín dụng cần tập trung vào các công tác chủ yếu sau :

*) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng

Cần phải có chế độ kiểm tra tổ chức các cuộc thi sát hạch hàng năm để

phân loại, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với yêu cầu công việc. Cán bộ làm công tác thẩm định phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi. Một cán

bộ tín dụng được coi là có trình độ chuyên môn giỏi khi có các kỹ năng

nghiệp vụ rộng, thể hiện ở sự hiểu biết toàn diện các quy tắc trong công việc,

luật và kinh nghiệm kinh doanh. Ngoài những vấn đề trên cán bộ tín dụng

phải có khả năng đưa ra các quyết định chính xác.

Quá trình ra quyết định cho vay của cán bộ tín dụng bao gồm từ việc

phân tích các thông tin tài chính, cân nhắc các yếu tố tích cực và tiêu cực, đánh giá khả năng thực hiện của người vay trong tương lai dựa trên các dữ

liệu của quá khứ và dự án kinh doanh, kết hợp với việc xem xét tính cách của người vay. Như vậy kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác và sự hiểu

biết về tâm lý khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Cuối cùng, người cán bộ tín dụng phải có khả năng thương lượng với

SVTH: Vũ Thị Hòa Lớp 49B2 - TCNH 34

*) NH TMCP chi nhánh Cửa Lòcần xây dựng, triển khai các chương trình đào

tạo và đào tạo lại cán bộ

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ,hiện nay

NH TMCP chi nhánh Cửa Lòcó nhiều cán bộ tín dụng trẻ cho nên việc xây

dựng chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ này là vấn đề hết sức

quan trọng. Nội dung của chương trình đào tạo này chủ yếu là đào tạo tại chỗ, trong đó các cán bộ tập sự làm việc cùng với một cán bộ tín dụng có kinh

nghiệm và nghiệp vụ giỏi trên cơ sở một kèm một.

Ngoài việc đào tạo tại chỗ, các cán bộ tín dụng có thể được đào tạo tại các cơ sở khác và bằng nhiều hình thức khác nhau như tham gia hội thảo, hội

nghị, học tập ở các trường đại học, hoặc theo các khoá đào tạo do các tổ chức

Ngân hàng - tài chính tài trợ.

*) Cần có chính sách thưởng phạt công bằng nghiêm minh

Phải có sự ưu đãi khuyến khích về vật chất tinh thần đối với những cán

bộ hoàn thành tốt công việc được giao. Mặt khác, cũng phải có những biện

pháp xử lý nghiêm khắc như phạt hành chính, quy trách nhiệm vật chất cho

những cán bộ cố tình làm sai quy trình, chế độ thẩm định. Cố gắng loại bỏ

hoàn toàn những rủi ro đạo đức nghề nghiệp bằng cách không ngừng nâng

cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chi nhánh Cửa Lò (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)