Hiện nay tại Ngân hàng việc đánh giá tài sản thế chấp là công việc khá
phức tạp, nó không chỉ đòi hỏi những kiến thức kinh tế đơn thuần. Đặc biệt đối với các DNVVN việc định giá tài sản thế chấp vay vốn đối với các doanh
nghiệp này rất phức tạp nếu định giá thấp thì nhiều doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả có dự án khả thi lại không vay được vốn đồng nghĩa với việc Ngân
hàng sẽ mất khách hàng, còn nếu định giá quá cao sẽ gây rủi ro cho Ngân
có khả năng trả được nợ.
Khi tiến hành đánh giá tài sản thế chấp, Ngân hàng cần làm các công việc
sau:
Xác minh, kiểm tra quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng cần đòi hỏi khách
hàng vay vốn xuất trình các loại giấy tờ xác minh quyền sở hữu hay quyền sử
dụng tài sản đối với tài sản được dùng để thế chấp, cầm cố. Tiến hành xác minh tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ đó thông qua các cơ quan đã cấp
hoặc đã phát hành ra các giấy tờ đó hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt đối với tài sản thế chấp là đất đai. Cán bộ tín dụng cần kiển tra thực
tế tại hiện trường để xác định địa điểm, chất lượng, hình thái hiện vật, giá trị
thực tế của tài sản. Phải xác định chính xác tài sản thực tế phù hợp với giấy tờ
hồ sơ của chủ sở hữu hoặc người được cấp quyền sử dụng hợp pháp.
Xác định giá trị tài sản: Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay được xác định trên cơ sở giá cả thị trường địa phương tại thời điểm thế chấp, cầm cố. Việc định giá phải cẩn thận và cần tính đến trường hợp buộc phải thanh lý những
tài sản đó. Mỗi Ngân hàng định giá các tài sản theo những nguyên tắc riêng
nhưng nói chung phần lớn các Ngân hàng thường đòi hỏi doanh nghiệp phải
thế chấp tài sản có giá trị thị trường lớn hơn nhiều so với tổng số tiền vay.
Nếu tài sản thế chấp có giá trị ổn định và dễ bán trên thị trường như đối với
trái phiếu của Chính phủ, sổ tiết kiệm thì giá trị chênh lệch tài sản chỉ cần rất
nhỏ, ví dụ như 5%. Nhưng nếu với các tài sản bảo đảm khác như thiết bị, phương tiện vận tải, kho hàng hoặc các khoản phải thu thì phần lớn các thế
chấp tín dụng sẽ đòi hỏi giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn nhiều so với số
tiền vay. Ngân hàng thường cho vay không quá 80% giá trị các máy móc thiết
bị mới, 65% giá trị máy móc thiết bị đã dùng….