Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của thang đo ý định mua sắm trực tuyến
với 4 biến quan sát, kết quả thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy hệ số Cronbach Alpha
quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 (biến thấp nhất là 0.445). Như vậy,
các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá
tiếp theo.
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach's alpha của các nhân tố ý định mua sắm trực tuyến
Biến Tương quan biến
tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến Ý định(YD): Alpha = 0.723
YD1 0.445 0.700
YD2 0.481 0.681
YD3 0.540 0.644
YD4 0.586 0.618
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014
4.2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM NHÂN TỐ RỦI RO
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích
nhằm tóm tắt và thu nhỏ dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần
thiết cho đề tài nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn
nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát
sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (Factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào. Theo tài liệu phân tích dữ liệu SPSS quyển 2 của tác giả Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc. Để kiểm tra sự thích hợp của phân tích yếu tố khám phá, trị số
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải thỏa [0,50 <= KMO <=1] thì phân tích mới
thích hợp; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.) < 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hair và cộng sự (2006)). Gerbing và Anderson (1988) cho rằng dùng phương pháp rút trích (Principal Componets) và phép quay (Varimax), phân tích chỉ đạt yêu cầu khi giá trị Eigenvalues 1, tổng phương sai trích (Variance Extracted) > 50%. Các biến quan sát có hệ số tải nhân
tố (Factor Loading) > 0,5 mới được giữ lại (Hair và cộng sự (2006)).
biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá dùng phương pháp rút trích
(Principal Components) và phép quay (Varimax) trong đó có 18 biến thuộc nhân
tố rủi ro và 4 biến thuộc ý định mua sắm trực tuyến. Kết quả EFA được trình bày trong bảng như sau: