Đặc điểm hành vi:

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 57 - 62)

3.2.2.1.Kênh mua sắm trực tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014

Hình 3.6: Mô tả kênh mua sắm của đáp viên

Kết quả cho thấy, người tiêu dùng ngày nay thường mua sắm trực tuyến ở

các trang mạng xã hội (40,7%). Dù mới xuất hiện ở Việt Nam từ giữa năm 2009

với những tên tuổi lớn như Zing me , Facebook Việt Nam nhưng mạng xã hội đã

được đông đảo người dân Việt Nam biết đến và tiếp nhận nhanh chóng. Đến nay

mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu không chỉ với giới trẻ mà còn là giới văn phòng, công chức,… Cho nên mạng xã hội ngày càng trở thành một

kênh mua sắm trực tuyến hiệu quả. Được lựa chọn nhiều tiếp đến là các sàn giao dịch thương mại điện tử (24,7%), điều này cho thấy hình thức mua hàng qua

24.7% 13.3% 2.0% 40.7% 19.3% Các trang mạng xã hội Các sàn giao dịch thương mại điện tử

Các trang mua theo nhóm

Trang web của các nhà bán lẻ

mạng xã hội ngày càng phổ biến và phát triển. Tiếp theo là trang mua các trang web bán lẻ cũng có tỷ lệ khá cao (19,3%) và các trang mua hàng theo nhóm (13,3%). Bên cạnh đó, một số người tiêu dùng còn lựa chọn kênh mua sắm khác như trên các diễn đàn trực tuyến (2%).

3.2.2.2. Các loại sản phẩm thường mua khi tham gia mua sắm trực

tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014

Hình 3.7: Sản phẩm thường mua sắm trực tuyến

Từ bảng trên, ta có thể thấy người tiêu dùng thường chọn mua quần áo,

giày dép, phụ kiện thời trang nhiều nhất (31,0%). Đa số những mặt hàng quần áo,

giày dép, phụ kiện thời trang thường có giá trị không cao, do đó rủi ro thấp, nếu

có vấn đề về sản phẩm thì số tiền người tiêu dùng bị mất cũng không nhiều như

các sản phẩm khác. Tiếp theo sau đó là mặt hàng sách các loại (27,8%). Mặt hàng

sách được nhiều sự lựa chọn là vì phần lớn các đáp viên có độ tuổi từ 18-25 tuổi trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần mua sách dùng trong học tập và giá trung bình cho một cuốn sách không cao, ít rủi ro hơn, mà có mua được nhiều cuốn sách hay

mà cửu hàng sách không có bán. Tiếp đến là mặt hàng điện tử, công nghệ, linh kiện

(16,9%). Mặt hàng điện tử, công nghệ, linh kiện được lựa chọn nhiều vì tuy có giá

16.90% 14.90% 27.80% 5.50% 3.90% 31.0% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Quần áo,giầy dép, phụ kiện thời trang Hàng công nghệ, điện tử Các voucher giảm giá Sách các loại Các sản phẩm handm ade, quà tặng

trị cao nhưng khi bán trực tuyến thì người bán sẽ không phải chịu các loại chi phí

thuê gian hàng nên giá bán sẽ rẻ hơn so với mua trực tiếp, hơn nữa người tiêu dùng có thể tìm kiếm các loại linh kiện hiếm một cách dễ dàng hơn cửa hàng trực

tiếp ở ngoài. Các mặt hàng còn lại là voucher giảm giá (14,9%) và sản phẩm

handmade, quà tặng (5,5%) và sản phẩm khác ( 3,9%).

3.2.2.3 Số tiền trung bình cho một lần mua sắm trực tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014

Hình 3.8: Số tiền trung bình cho một lần mua của người tiêu dùng

Qua biểu đồ trên, ta thấy số tiền trung bình cho một lần mua của đáp

viên có mua hàng trực tuyến có sự chênh lệch cao. Trong khi số tiền trung bình

dưới 500.000 đồng cho một lần mua chiếm tỉ lệ cao nhất với 63.6%. Tiếp đến số

tiền trung bình từ 500.000-1.000.000 đồng cho một lần mua chiếm tỉ lệ 13% và chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 5% người mua dùng trên 1.000.000 đồng cho một

lần mua sắm trực tuyến. Sở dĩ mức giá trung bình cho một lần mua sắm trực

tuyến dưới 500.000 đồng chiếm tỉ lệ cao nhất là do sản phẩm mà người tiêu

dùng trên địa bản thành phố Cần Thơ thường mua khi tham gia mua sắm trực

tuyến là sách và quần áo, giầy dép (theo kết quả của hình 3.7) nên giá cả của các

sản phẩm này thường có giá không quá cao. Mặt khác, người tiêu dùng chỉ dám

mua hàng ở mức giá dưới 500.000 đồng vì họ lo ngại sẽ gặp phải rủi ro khi

63.60% 30.00% 6.40% Dưới 500.000 đồng 500.000-1.000.000 đồng Trên 1.000.000 đồng

tham gia mua sắm trực tuyến, nếu sản phẩm không đạt được chất lượng mong

muốn thì số tiền bị mất sẽ lớn.

3.2.2.4 Hình thức thanh toán trực tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014

Hình 3.9: Các hình thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến

Qua hình 3.9 ta thấy, đa số người đã từng mua sắm trực tuyến chọn trả tiền

khi nhận được hàng (44,7%). Tiếp đến là thanh toán bằng thẻ (31,9%). Ngoài ra, thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng (16,3%) cũng được đáp viên chọn để thanh toán khi mua hàng trực tuyến. Rất ít người chọn cách thanh toán bằng ví điện tử (2,1%), thanh toán bằng điện thoại di động (0,7%), và thanh toán qua cổng điện tử (0,7%) để thanh toán tiền hàng khi tham gia mua sắm trực tuyến.

Bên cạnh đó, 3,5% người chọn có cách thanh toán khác.

Qua phân tích ta thấy người tiêu dùng được khảo sát trên địa bàn thành phố Cần Thơ chưa biết nhiều về các hình thức thanh toán an toàn khi mua sắm

trực tuyến như hình thức thanh toán qua cổng điện tử hay thanh toán bằng ví điện

tử nên họ thường chọn cách thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng như mua

hàng theo cách truyền thống. Mặt khác, hình thức mua sắm trực tuyến còn mới

mẻ đối với nhiều người dân thành phố Cần Thơ nên người dân nhận thấy nhiều

rủi ro khi mua sắm trực tuyến nên họ thường dùng hình thức thanh toán tiền hàng 31.9% 0.7% 2.1% 0.7% 44.7% 16.3% 3.5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Thanh toán bằng thẻ Thanh toán qua cổng điện tử Thanh toán bằng ví điện tử Thanh toán bằng điện thoại di động Trả tiền mặt khi giao hàng Chuyển khoản ngân hàng Khác

khi nhận được hàng . Đây là điều mà công ty bán hàng trực tuyến cần phải lưu ý nên giới thiệu nhiều hình thức thanh toán an toàn để người mua biết nhằm tạo

niềm tin từ phía người tiêu dùng. Có được niềm tin thì quyết định mua hàng của người tiêu dùng càng cao.

3.2.2.5. Số lần mua sắm trực tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế, năm 2014

Hình 3.10: Số lần mua sắm trực tuyến trung bình trong năm của đối tượng đã từng

mua sắm trực tuyến

Kết quả hình 3.10 cho thấy mặc dù người tiêu dùng đã biết đến hay sử dụng

hình thức mua sắm trực tuyến từ lâu nhưng phần lớn họ chỉ mua sắm trung bình khoảng từ 1- 3 lần trong năm (chiếm 44,3%). Kế đến là những người có số lần mua

sắm từ 4 – 6 lần (29,3%). Rất ít người tiêu dùng mua sắm từ 7 – 10 lần (18,6%) và nhiều hơn 10 lần (7,9%). Nguyên nhân là do người tiêu dùng còn bị ảnh hưởng

nhiều từ phương thức mua sắm truyền thống và hình thức mua sắm trực tuyến xuất

hiện nên người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ chưa tin tưởng nhiều vào hình thức

mua sắm trực tuyến, do đó số lần mua sắm trung bình trong năm vẫn còn thấp.

1-3 lần 44.3% 4-6 lần 29.3% 7-10 lần 18.6% > 10 lần 7.9%

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Để tìm xem những nhân tố nhận thức rủi ro nào tác động đến ý định mua

sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ, tác giả đã tiến hành chia nhóm nhận thức rủi ro thành 5 nhóm: tài chính, sản phẩm, thời gian, gian lận và bảo mật. Từ kết quả lược khảo tài liệu và xem xét các mô hình của các nghiên cứu trước tác giả đã đưa ra 25 biến quan sát dùng để xác định 5 nhân tố nhận

thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến. Trong đó, nhân tố nhận thức

rủi ro về sản phẩm được đo lường bằng 6 biến quan sát; rủi ro về tài chính được đo lường bằng 4 biến quan sát; rủi ro thời gian được đo bằng 4 biến quan sát; rủi

ro bảo mật thông tin được đo lường bằng 3 biến quan sát; rủi ro về sự gian lận

của người bán hàng trực tuyến được đo lường bằng 4 biến quan sát; và thang đo ý định mua sắm trực tuyến được đo bằng 4 biến quan sát. Đầu tiên là kiểm định độ

tin cậy của thang đo.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)