3.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến
Hình thức mua sắm trực tuyến ra đời là một bước ngoặc trong lịch sử các phương thức mua sắm. Từ những năm 1970 trở về trước, để mua hàng hóa cần
thiết thì nới duy nhất được người tiêu dùng tìm đến là chợ truyền thống. Đến năm 1970 đến 1990, hình thức mua sắm tại siêu thị đã trở nên phổ biến hơn. Giai đoạn
từ 1990 đến nay, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng mua sắm mới và phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Mua sắm trực tuyến đã được bắt đầu không lâu trước đây. Đi đầu trong việc đưa hình thức mua sắm trực tuyến là Tim Berners - Lee người đã tạo ra "The World Wide Web ( trình duyệt web) vào năm 1990. Đến năm 1994 có một số doanh nghiệp đã phát triển hình thức thương mại điện tử và ngân hàng trực tuyến - mô hình đầu tiên được mở trong năm đó. Cửa
hàng pizza trực tuyến của hãng Pizza Hut là cửa hàng tiếp theo áp dụng hình thức
mua sắm trực tuyến. Cùng thời điểm đó, hãng Netscape cho ra đời quy trình mã hóa SSL (Secure Sockets Layer), đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt đảm bảo tất
20% 37% 58% 60% 66% 70% 71% 73% 87% Mua bán cá nhân Chơi game Nghiên cứu, học tập Hoạt động khác Xem phim, ảnh, nghe nhạc Phục vụ công việc Truy cập em ail Tham gia diễn đàn, m ạng xã hội Cập nhật thông tin
cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn, điều này cho phép các dữ liệu được mã hóa và truyền trực tuyến, điều này
đã trở nên cần thiết cho việc mua sắm trực tuyến. Vào năm 1995, một trong số
các nhà kinh doanh trực tuyến lớn nhất là Amazon bắt đầu đi vào hoạt động. Một năm sau đó năm 1996 Ebay cũng bắt đầu triển khai cổng mua sắm trực tuyến.
Hiện nay, mô hình bán lẻ trực tuyến mới có tên là "Buy Online Pick-up in Store"
đã xuất hiện ở hầu khắp các hãng bán lẻ lớn trên thế giới. Mô hình "buy online pick-up in store" được hiểu là "mua hàng trực tuyến nhưng nhận hàng tại cửa
hàng" là một mô hình thương mại điện tử lai (hybrid) mới này cho phép người
dùng mua sắm trực tuyến và tự đến các cửa hàng của hãng đó để nhận hàng đã mua bắt đầu trở nên phổ biến trên thế giới trong thời gian gần đây. Tại Hoa Kỳ – quốc gia đi đầu về thương mại điện tử và lĩnh vực bán lẻ các doanh nghiệp cũng
không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh và đặc biệt quan tâm đến mô hình bán lẻ trực tuyến BOPS này. Thực tế kinh doanh thì hầu hết các nhà bán lẻ và bán lẻ trực tuyến tại Mỹ hiện đều đang áp dụng mô hình này trong kinh doanh như
Apple, Amazon, Target, Nordstrom, Sears, eBay...
Mặc dù hình thức mua sắm trực tuyến đã có từ khá lâu đời trên thế giới, nhưng
hình thức mua sắm trực tuyến vẫn còn là một hình thức kinh doanh khá mới ở Việt
Nam khi chỉ mới xuất hiện trên thị trường gần 10 năm trở lại đây. Tuy có một số khó khăn nhất định, nhưng với các ưu điểm vốn có của nó như sự tiện lợi, tính linh
hoạt và nhanh chóng đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và làm cho hình thức này phát triển mạnh mẽ những năm gần đây.
Theo khảo sát mới nhất từ MasterCard tại 25 quốc gia về xu hướng mua sắm trực
tuyến trong năm 2013 cho thấy mua sắm trực tuyến đang có xu hướng tăng mạnh. Theo đó, mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đạt được sự tăng trưởng ổn định với 68,4% người được khảo sát trả lời trong 3 tháng cuối năm 2013, 60,8% những người trả lời cho rằng cần phải làm cho các giao dịch mua sắm trở nên dễ dàng
cho thấy rằng thương mại di động là một thị trường tiềm năng khi 94% có thể
truy cập Internet từ điện thoại di động của mình. Số người đã thực hiện giao dịch
mua sắm bằng điện thoại di động trong ba tháng vừa qua tăng 34,9%. Mua sắm
có trách nhiệm đang là xu hướng rất phổ biến tại Việt Nam vì có đến 75,4%
người đã mua những mặt hàng thân thiện với môi trường và khoảng 73,2% người
mua những mặt hàng dựa trên nguyên tắc thương mại công bằng. Việt Nam còn dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về việc quyên góp cho từ thiện với 79,4% người được khảo sát trả lời đã đóng góp cho từ thiện trong năm 2013.
3.1.2.2 Các hình thức thanh toán trực tuyến hiện có
Thanh toán bằng thẻ
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Các chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ
thẻ Connect 24 của Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các
website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay
Thanh toán qua cổng
- Cổng thanh toán điện tử Fast MobiPay: là một dịch vụ nằm trong giải
pháp cổng thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại
gửi tới tổng đài 19001590. Trong trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề
bảo mật, khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng
điện tử rất an toàn.
- Cổng thanh toán Đông Á: Tháng 7/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp
cho các chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch "Ngân hàng Đông Á Điện tử", cho phép chủ thẻ mua hàng tại các website đã kết
nối với Ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile Banking.
Thanh toán bằng ví điện tử
- Ví điện tử Mobivi: là sản phẩm của Ngân hàng VIB và Công ty cổ phần
hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú.
- Ví điện tử Payoo: là sản phẩm của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến
Cộng đồng Việt (Vietunion), được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định
cho phép thực hiện thí điểm vào ngày 18/2/2009.
- Ví điện tử VnMart: Tháng 11/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam
(VietinBank) và Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VnPay) ra mắt
dịch vụ ví điện tử VnMart. Khách hàng là chủ thể E-Partner của VietinBank có
thể đăng ký sử dụng dịch vụ ví điện tử VnMart để mua sắm qua mạng Internet.
Chủ thể E-Partner có thể nạp tiền từ thẻ ATM của mình sang ví điện tử VnMart thông qua dịch vụ nhắn tin di động VnTopup đã được VietinBank triển khai sau khi đăng ký dịch vụ lần đầu.
- Ví điện tử net Cash - PayNet: là sản phẩm của Công ty cổ phần mạng thanh toán VINA (PayNet) được công bố tháng 11/2008. Sở hữu các loại ví điện
tử trên, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
Thanh toán bằng điện thoại di động
Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví
tiền vì các khoản chi trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động. Hệ thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu
dùng, người tiêu dùng.
Trả tiền mặt khi giao hàng
Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Một số các website
thương mại điện tử hiện nay tiến hành áp dụng phương thức COD (Cash on
delivery) cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán trước. Sau khi hàng được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu
người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do thương mại điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùng.
Chuyển khoản ngân hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản
chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng. Cách thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông
thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và
người bán ở cách xa nhau không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có
rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm
chất so với khi rao bán.
Theo báo cáo thương mại điện tử của bộ công thượng năm 2013 thì tiền mặt
vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm 74%, 41% được hỏi có chọn hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ thanh toán
chiếm 11%, thẻ cáo chiếm 9% và ví điện tử chỉ chiếm 8%.
Hình 3.3: Các hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến
Nguồn:Báo cáo TMĐT năm 2013
74% 8% 41% 9% 11% Tiền mặt khi nhận hàng
Ví điện tử Chuyển khoản
qua ngân hàng