Sự phát triển Internet và thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 45 - 47)

Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam đã chứng kiến

một sự tăng trưởng nhanh chóng trong một vài năm trở lại đây. Số người sử dụng

Internet cũng như số lượng các website tại Việt Nam đã tăng trưởng một cách ổn định. Theo báo cáo thường niên của trung tâm Internet Việt Nam, tính tới hết quý

III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỷ lệ 35,49% dân

số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần.

Hình 3.1: Số người sử dụng Internet tại Việt Nam

Theo ước tính, thương mại điện tử chỉ chiếm 0,3 - 0,5% tổng doanh số bán

lẻ tại Việt Nam. So với con số người sử dụng Internet đang tăng lên hàng ngày

được đề cập ở trên thì con số này còn quá khiêm tốn. Điều này cũng có nghĩa,

tiềm năng để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là rất lớn.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2012, Việt Nam đã chứng kiến

sự phát triển khả quan của thương mại điện tử khi nhiều doanh nghiệp lớn về thương mại điện tử trên thế giới như Google, Alibaba, Rakutan, eBay, Amazon,.. đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường Việt Nam. Mặt khác, ở trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc xây

dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan trọng, hiệu

quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Việc mua bán trực tuyến cũng được mở rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như đặt vé máy bay, khách sạn, hàng điện tử hay đăng ký các tour du lịch... Theo báo cáo tình hình thương mại điện tử Việt Nam 2012 do Hiệp hội thương mại điện tử thực hiện, trong 3.193 doanh nghiệp được khảo sát có 42%

doanh nghiệp cho biết đã xây dựng website riêng. Tỷ lệ các doanh nghiệp chấp

nhận đặt hàng qua website là 29%. Với xu hướng này, các chuyên gia kinh tế tin

rằng, năm 2013 thương mại điện tử sẽ được đẩy mạnh hơn, nhất là khi các công ty

đang hướng tới thương mại điện tử để đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tìm phương thức mua sắm thích hợp.

Theo báo cáo thương mại điện tử của Bộ Công Thương năm 2013 thì có

87% người tham gia thảo sát cho biết sử dụng Internet để cập nhật thông tin, 73%

tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, 71% dùng để chi cập email, và 20% dùng để

Hình 3.2: Tần suất sử dụng Internet cho các hoạt động

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 45 - 47)