Thực tế giảng dạy thấy rằng, trước bài toán nhiều HS lựa chọn cách giải là viết các PTHH có thể xảy ra, sử dụng kỹ năng tính theo PTHH để giải bài toán theo phương pháp đại số. Với cách làm này bài toán trở nên rất phức tạp vì có nhiều PƯHH có thể xảy ra, hệ phương trình đại số lập được có nhiều ẩn số…
Nếu biết vận dụng các quy luật bảo toàn trong phản ứng oxi hoá khử có thể giải nhanh chóng bài tập này.
Do đó GV cần phân tích đề bài để giúp HS phát hiện vấn đề, tìm các cách giải và chọn ra cách giả độc đáo nhất.
Ví dụ: Một lượng phôi bào Fe có khối lượng m (g) để lâu trong không khí bị oxi hoá thành hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12g. Cho A tan trong HNO3 sinh ra 2,24l NO duy nhất (đktc). Xác định m?
Cách giải theo phƣơng pháp đại số
Các PƯHH xảy ra gồm các quá trình biến đổi của Fe tác dụng với O2 theo các PTHH:
2Fe + O2 → 2FeO 3Fe + 2O2 → Fe3O4 4Fe + 2O2 → 2Fe2O3
SV: Trần Thu Trang 45 Lớp : K34B – SP Hóa
3 3 3 2
Fe + 4HNO Fe(NO ) + NO + 2H O
3 3 3 2
3FeO + 10HNO 3Fe(NO ) + NO + 5H O
3 4 3 3 3 2
3Fe O + 28HNO 9Fe(NO ) + NO + 14H O
2 3 3 3 3 2
3Fe O + 6HNO 2Fe(NO ) + 3H O
Đặt x, y, z, t lần lượt là số mol của Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 mhh = 56x + 72y + 232z +160t = 12 (1)
n(NO) = 3x+y+z = 0,3 (2) Bài toán cần tìm: m = 56(x+y+3z+2t) (3)
Dựa vào các dữ kiện của bài ta chỉ lập 2 phương trình mà có 4 ẩn theo nguyên tắc thì không giải trực tiếp được.
Tuy nhiên bằng phương pháp biến đổi các phương trình, ẩn số thì vẫn có thể tìm được kết quả của bài nhưng tốn rất nhiều thời gian và đi sâu vào các thuật toán rất phức tạp. Có thể hướng dẫn HS cách giải sau:
Nhận thấy (1) chia hết cho 8 nên ta thực hiện chia (1) cho 8 rồi + (2) 10 (x+y+3z+2t) = 1,8
Chia phương trình mới cho 10 rồi nhân với 56 56(x+y+3z+2t) = 56.0,18 = 10,08 m = 10,08(g)
GV hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, các mối liên hệ theo qui luật hóa học trong bài toán và sử dụng các nhóm phương pháp bảo toàn để giải bài tập thì cũng có thể nhanh chóng tìm ra giá trị của m.
2.3.3. Sử dụng các bài tập rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn và bảo vệ môi trƣờng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn và bảo vệ môi trƣờng
Đặc thù hoá học là môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống, có thể vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng tự nhiên
SV: Trần Thu Trang 46 Lớp : K34B – SP Hóa
trong đời sống, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
Có nhiều cách thức đưa kiến thức giáo dục môi truờng và an toàn thực phẩm vào bài học như: tích hợp, lồng ghép, bài tập ….Trong cách cách đó thì việc thiết kế BTHH có tích hợp nội dung về môi trường và các vấn đề thực tiễn khác là quan trọng và hữu hiệu nhất.
Nguyên tắc cơ bản khi tích hợp các vấn đề thực tiễn vào BTHH