Sơ đồ bố trí thí nghiệm thu nhận dịch chiết từ lá vối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hạn chế sự oxy hóa lipid trên sản phẩm cá nục khô bằng chất chống oxy hóa tự nhiên chiết xuất từ lá vối (cleistocalyx operculatus) (Trang 27 - 29)

Hình 2.4 trình bày sơ đồ bố trí thí nghiệm để thu nhận dịch chiết từ lá vối. Nguyên liệu lá vối được thu hái và xử lý như được trình bày trong Mục 2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện chiết bao gồm: Nồng độ dung môi ethanol, tỉ lệ

Nguyên liệu lá vối Chiết Dịch chiết thô Tinh sạch Dịch chiết Xử lý ngâm cá nục Bao gói Bảo quản

Theo dõi sự biến đổi chất lượng

Kết luận Cá nục nguyên con

Xử lý phi lê

dung môi/nguyên liệu, nhiệt độ chiết và thời gian chiết được nghiên cứu. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp quy hoặc yếu tố từng phần, có nghĩa là để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tốnào đó thì cố định các nhân tố khác và cho nhân tố cần nghiên cứu thay đổi. Sau khi tìm được thông số thích hợp, cố định thông sốđó để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố nồng độ dung môi thì các thông số cố định gồm: Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu (30/1, ml/g), nhiệt độ 60oC và thời gian 60 phút. Nồng độ ethanol chạy từ 0 – 100%, bước nhảy 20%.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố tỉ lệ dung môi/nguyên liệu thì các nhân tố cốđịnh gồm: Nồng độ dung môi, nhiệt độ 60oC, thời gian 60 phút, tỉ lệ chạy từ 20/1 – 70/1 (ml/g), bước nhảy 10.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thì các nhân tố cố định gồm: Nồng độ dung môi, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu, thời gian chiết 60 phút, nhiệt độdao động từ 30 - 80 oC, bước nhảy 10 oC.

Cuối cùng nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết thì các nhân tố cố định gồm: Nồng độ dung môi, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu, nhiệt độ. Thời gian dao động từ 20 đến 120 phút, bước nhảy 20 phút.

Trong tất cả các quá trình chiết, bã rắn được chiết lại hai lần (dựa vào kết quả nghiên cứu thăm dò trước đây).

Dịch chiết thô thu được chiết qua các phân đoạn sử dụng các loại dung môi có độ phân cực tăng dần bao gồm: Chloroform, Hexane, Ethyl acetate, n-butanol và nước. Hiệu suất thu hồi dịch chiết, hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa của các phần chiết được xác định. Phần chiết có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất được lựa chọn để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu thu nhận dịch chiết từ lá vối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hạn chế sự oxy hóa lipid trên sản phẩm cá nục khô bằng chất chống oxy hóa tự nhiên chiết xuất từ lá vối (cleistocalyx operculatus) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)