Tài trợ và triển khai tài trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại việt nam biến đầu tư tài chính thành dịch vụ cho tương lai (Trang 25 - 28)

Lập kế hoạch đầu tư

Hiện nay khong có kế hoạch đầu tư dài và trung hạn cho cấp nước đô thị và thay vào đó tài trợ được tổ chức trên cơ sở từng dự án. Các dịch vụ cấp nước đô thị không còn được nhận trợ cấp vận hành trực tiếp từ chính phủ nhưng các khoản vốn đầu tư từ tiền viện trợ và vay nợ đôi khi vẫn được cả chính phủ và các nhà tài trợ cung cấp. Những đầu tư gần đây hầu hết là từ những nguồn trong nước.

Trong trường hợp vệ sinh môi trường đô thị, hầu hết các khoản đầu tư trong thập kỷ vừa qua được cấp kinh phí bởi các nhà tài trợ và cung cấp thông qua các dự án ở một số địa phương được lựa chọn nhưng thoát nước thải phần lớn vẫn chưa phát triển trên toàn quốc. Thay vào đó, hầu hết các hộ gia đình sử dụng những công trình tại chỗ xây dựng bằng tiền túi của họ. Như đối với cấp nước đô thị, ngành này cũng không có kế hoạch đầu tư nhưng đã có đề xuất xây dựng một kế hoạch trong khuôn khổ U3SAP năm 2013, hiện đang đợi được phê duyệt. Ngoài ra, ADB đã đề nghị hỗ trợ một chương trình đầu tư trị giá 1 tỷ USD cho thoát nước đô thị, điều này có thể sẽ tạo ra tác động lớn tại những thành phố được lựa chọn khi đầu tư được tiến hành.

Do Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, bản chất đầu tư của nhà tài trợ đang thay đổi và một số nhà tài trợ Châu Âu có thể sẽ rút đi trước 2015. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ không có sẵn nhiều như trước và sẽ được cơ cấu khác đi, với mức độ viện trợ tài chính và các khoản vay ưu đãi thấp hơn.

Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm thêm đầu tư từ khu vực tư nhân cho cấp nước và vệ sinh môi trường cả ở đô thị và nông thôn. Cần phải có một môi trường thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với quy định về các loại phí và môi trường đầu tư tốt hơn cho ngành để có thể trụ vững và thu hút các nhà đầu tư, các nhà hoạt động quy mô lớn. Tới nay, một số ít các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích đã có thể tiếp cận tới nguồn tài chính thương mại. Một cản trở lớn ở đây chính là những khó khăn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích có được bảo lãnh của chính phủ cũng như khả năng yếu kém trong ký kết hợp đồng và quản lý đối tác công tư.

Đối với các vùng nông thôn, kế hoạch đầu tư được xác định trong tài liệu NTP3 cho giai đoạn 2011- 2015. NTP3 hiện có một ngân sách dự kiến khoảng 126 triệu USD, với đóng góp của nhà tài trợ chiếm khoảng 1/6. Các nhà tài trợ gồm có AusAID, DANIDA, DFID, và WB thông qua các Chương trình

Những hành động ưu tiên cho tài trợ và triển khai tài trợ

• Xây dựng các kế hoạch đầu tư tiểu ngành dài hạn làm cơ sở tăng dần tài trợ kinh phí công,

đặc biệt là cho việc cung cấp dịch vụ đô thị ngoài các thành phố lớn và cho các khu vực nông thôn xa xôi, chưa được phục vụ

• Cải thiện công tác giám sát chi tiêu đầu tư của tiểu ngành, trong đó có các đầu từ cấp quốc

gia và cấp tỉnh thông qua dịch vụ công ích

• Thực hiện Rà soát chi tiêu công cho ngành nước và vệ sinh môi trường để cải thiện hiệu quả

chi tiêu công (cấp tỉnh và quốc gia)

• Thu hút tiền vốn của khu vực tư nhân thông qua việc thúc đẩy tiếp cận tới nguồn vốn

(thương mại) cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích và giải quyết những rào cản của môi trường đầu tư

cho vay dựa vào kết quả (P4R); một số NGO cũng tham gia mặc dù không lập ngân sách. Thúc đẩy vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân là trách nhiệm trược tiếp của MARD trong NTP2, và kinh phí được cấp rất ít so với kinh phí phân bổ cho cấp nước. Với việc MOH chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường như hiện nay, có thể kinh phí được cấp sẽ tăng lên cho NTP3, mặc dù cho đến nay điều này vẫn chưa xảy ra. 19

Những kế hoạch đầu tư trung hạn cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được lập trong khuôn khổ NTP 3 nhưng theo các cơ quan chính phủ có liên quan, những kế hoạch này có xu hướng bị lờ đi khi vận hành chương trình; thay vào đó những kế hoạch và ngân sách hàng năm thường được thực hiện không liên quan gì tới kế hoạch trung hạn, gây ra việc phân bổ thiếu nguồn lực so với những gì được dự kiến trong dựa trên kế hoạch trung hạn.

Những thách thức khác trong tài trợ cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm một sự nhấn mạnh quá mức vào đầu tư vốn cho các chi phí

của hoạt động “mềm” như thiết lập các sắp xếp vận

hành và bảo dưỡng khả thi, xây dựng năng lực, triển khai các chiến dịch quảng bá và truyền thông, phát triển kinh doanh cho vệ sinh môi trường. Những nút thắt khác là sự chậm trễ trong phân bổ ngân sách hàng năm cộng với những phân bổ không đáp ứng được yêu cầu và đầu tư hạn chế của khu vực tư nhân.

Tính minh bạch của ngân sách

Do các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích đô thị hiện phải vận hành dựa trên nền tảng thương mại, chính phủ không còn tài trợ cho bất kỳ chi phí vận hành và bảo dưỡng nào đối với cấp nước đô thị. Vận hành vệ sinh môi trường đô thị được trợ cấp hoàn toàn, do đó các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích chung cho nước và vệ sinh môi trường nhận được trợ cấp cho công tác vận hành thoát nước nhưng không có

trợ cấp cho các dịch vụ cấp nước. Tuy nhiên, những khoản trợ cấp này không được xác định một cách rõ ràng trong ngân sách của chính quyền cấp tỉnh. Theo Luật Kiểm toán, toàn bộ các công ty cấp nước và vệ sinh môi trường phải được kiểm toán hàng năm. Những chi tiêu cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với ngân sách trong khuôn khổ NTP3 đều được kiểm toán và báo cáo trên cùng một mẫu thống nhất cho tất cả các chi tiêu từ những nguồn trong nước và tài trợ chính thức.

Cũng thấy rằng những ngân sách và chi tiêu của tiểu ngành, đặc biệt là liên quan đến chi tiêu cấp địa phương không được báo cáo hoặc tổng hợp bằng bất kỳ hình thức nào. Do vậy, các dòng tài chính, tính kém hiệu lực và hiệu của của chi tiêu chung trong ngành vẫn khó có thể đánh giá được khi không thực hiện những cuộc rà soát chi tiêu cụ thể cho ngành.

Tính đầy đủ của ngân sách

Hình 5.1 chỉ ra những nguồn tài chính khác nhau cho 4 ngành. Nó cho thấy rằng theo dự kiến các hộ gia đình sẽ là nguồn cấp kinh phí chủ yếu đối với các khu vực nông thôn, và đối với các khu vực đô thị sẽ là các nhà tài trợ, với ngân sách trong nước ít hơn. Dự kiến sẽ có sự thiếu hụt cơ bản cho tất cả các ngành (trình bày bằng màu vàng nhưng đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên, quy mô thâm hụt thực tế cho khu vực nông thôn có thể còn lớn hơn giá trị trình bày tại đây. Nguyên nhân là phần đóng góp tương đối lớn trong đầu tư dự kiến của hộ gia đình (trình bày bằng màu xanh), đó là ước tính kinh phí của hộ gia đình bỏ ra do tác dụng đòn bẩy thông qua trợ cấp một phần từ NTP3. Cơ hội để những khoản đầu tư này trở thành hiện thực phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của các chương trình huy động và quảng bá xã hội của chính phủ để thúc đẩy được các hộ gia đình tự đầu tư.

Hình 5.1 Tổng mức đầu tư yêu cầu hàng năm và theo đầu người với đóng góp tài chính dự kiến theo nguồn

Dự kiến đầu tư

trong nước Dự kiến đầu tư từ bên ngoài Dự kiến đầu tư hộ gia đình Thâm hụt

Cấp nước đô thị

$ 1,040,000,000 $ 244

Cấp nước nông thôn

$ 520,000,000

Theo đầu người (mới):$ 91

Vệ sinh môi trường đô thị

$ 771,000,000 $ 375

Vệ sinh môi trường nông thôn đô thị

$ 372,000,000 $ 75

Tổng số :

Theo đầu người (mới): Tổng số :

Theo đầu người (mới): Tổng số :

Theo đầu người (mới): Tổng số :

Nguồn: Xác định chi phí SDA. Ghi chú: đầu tư dự kiến hộ gia đình trong khu vực nông thông được giả định

Sử dụng ngân sách

Đối với cấp nước và vệ sinh môi trường cho cả đô thị và nông thôn, mặc dù có chậm trễ trong khi chuyển tiền, ngân sách trong nước được sử dụng mà không gặp phải nút thắt nghiêm trọng nào. Tại các khu vực đô thị, kinh phí trong nước cho cấp nước hầu như được sử dụng cho đền bù đất đai và các hoạt động trước đầu tư, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật. Trong trường hợp kinh phí từ bên ngoài, các dự án cấp nước đô thị thường bị chậm trễ kéo dài nên quá trình giải ngân bị chậm. Theo báo cáo, có ít sự chậm trễ hơn đối với các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong khuôn khổ NTP2.

Nói tóm lại, với sự thâm hụt ngân sách công và sự thiếu hụt tài chính trong ngân sách nhà nước hiện nay, cải thiện hiệu quả và hiệu lực của chi tiêu công ngày càng trở nên quan trọng cho chính phủ Việt Nam, điều này có thể đánh giá được thông qua một cuộc Rà soát chi tiêu công cụ thể cho ngành. Hơn thế nữa, thúc đẩy đầu tư khu vực công có thể xứng đáng được ưu tiên cao nhằm giảm bớt thiếu hụt tài chính cũng như tăng kinh phí đầu tư của người sử dụng thông qua biểu giá để thu hồi toàn bộ chi phí và những hoạt động phần mềm hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại việt nam biến đầu tư tài chính thành dịch vụ cho tương lai (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)