Một chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được thông qua năm 2000, đã có một bản dự thảo điều chỉnh, được thiết kế để hỗ trợ cho việc triển khai NTP3, đã hoàn thiện năm 2012. Hiện bản điều chỉnh này đang đợi chính phủ phê duyệt nhưng những mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường trong đó đã được sử dụng cho mục đích phân tích SDA. So với chiến lược ban đầu, dự thảo mới này nhấn mạnh nhiều hơn vào tính bền vững của các công trình cấp nước(về mặt tài chính, vận hành và môi trường) và vào cải thiện tiếp cận tại những vùng khó đến được.
Trái ngược với những báo cáo JMP mà trong đó chỉ ra rằng đã đạt được mục tiêu MDG cho nước sạch nông thôn, những báo cáo của MARD20 lại cho rằng năm 2011 chỉ có 37% số dân nông thôn được
tiếp cận nước “sạch”, đó là nước đạt tiêu chuẩn
chất lượng do MOH đề ra (xem Hình 7.1). Trong khi không có đủ thông tin để từ đó đưa ra được xu hướng trước đây, dường như quốc gia này, theo tiêu chuẩn của riêng mình, còn phải đi một quãng đường dài để đạt được mục tiêu chính phủ là 75% số dân nông thôn sử dụng tối thiểu 60 lít nước sạch/người/ngày vào năm 202021. Mặc dù dự kiến
dân số nông thôn sẽ giảm (xem Phụ lục 2), tỷ lệ bao phủ hiện tại và theo mục tiêu của chính phủ cho thấy rằng mỗi năm có thêm khoảng 1,9 triệu người cần tiếp cận cấp nước đáp ứng tiêu của của MOH từ năm 2011 đến năm 2020.
Hình 7.1 Mức độ bao phủ cấp nước nông thôn
0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1995 2000 2010 m ứ c đ ộ bao ph ủ c ấ p n ướ c nông thôn Ước tính của chính phủ Mục tiêu của chỉnh phủ
JMP, nước cải thiện JMP, nước máy
2015 2020
Nguồn: Xác định chi phí SDA. JMP (2013) Progress on Drinking Water and Sanitation: 2013 Update (Tiến bộ trong Nước uống và Vệ sinh môi trường: Cập nhật 2013) UNICEF và WHO. MARD (2012a) Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2012-2015. Hà Nội. MARD (2012b) Nước sạch nông thôn và Vệ sinh môi trường quốc gia tới 2020. MARD và NCERWASS, Hà Nội.
Những hành động ưu tiên cho cấp nước nông thôn
• Phát triển một chiến lược và kế hoạch hành động xây dựng năng lực cho NTP3, bao gồm
phát triển một hệ thống hỗ trợ kỹ thuật toàn diện nhằm cải thiện tính năng của các công trình
• Thực hiện một cuộc rà soát toàn diện đối với hiệu quả của các mô hình cơ chế quản lý (và
quyền chủ sở hữu) hiện có và thay thế
• Thực hiện những khuyến nghị từ cuộc rà soát để chuyên nghiệp hoặc công tác quản lý và
thúc đẩy các khả năng của khu vực tư nhân
• Phát triển các kế hoạch cấp tỉnh cho công tác quản lý chất lượng nước ở cấp công trình • Tăng cường nguồn lực phân bổ cho cấp nước nông thôn trong khi thực hiện tập trung vào
những cộng đồng dân nghèo xa xôi, hẻo lánh chưa được phục vụ
20 MARD (2012a)
Cả nước cần huy động khoảng 520 triệu USD mỗi năm để đạt đượcmục tiêu nước sạch nông thôn tới 2020 (Hình 7.2). Những khoản đầu tư gần đây và dự kiến, có lẽ trong tương lai, không đủ để đáp ứng chi tiêu cần thiết và nhu cầu cần phải xác định thêm nguồn lực của chính phủ (và khu vực tư nhân tiềm năng) đang trở nên bức thiết do tài trợ từ 2 trong số 3 đối tác phát triển chính sẽ sớm kết thúc (của DFID vào cuối 2013, DANIDA vào cuối 2014). Đầu tư dự kiến từ các nguồn trong nước (trừ hộ gia đình) và bên ngoài từ 2009 tới 2011 thấp hơn yêu cầu chi tiêu 10%. Đầu tư dự kiến từ 2012-2014 có vẻ đủ để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư mới nhưng chỉ chiếm khoảng 3/10 tổng nhu cầu đầu tư. Trên thực tế, ước tính đầu tư dự kiến là lạc quan vì mong đợi sẽ có khoảng 95 triệu USD mỗi năm trong số này có được từ các hộ gia đình nông thôn, khi họ tự đầu tư vào giếng khoan, giếng đào và các hệ thống thu nước mưa, và/hoặc đóng góp vào kết nối hệ thống nước máy. Việc các hộ gia đình có thực sự bỏ ra đầu tư này hay không phụ thuộc lớn vào khả năng của chính phủ, các đối tác phát triển và các thể chế khác trong việc thuyết phục các hộ về lợi ích khi làm như vậy, cũng như cung cấp hỗ trợ cho phép ban đầu như tiếp cận tới các khoản vay. Chiến lược NCERWSS cũng tìm cách khích lệ sự tham gia lớn hơn của khu vực tư nhân bằng cách thúc đẩy sự liên quan vào công tác quản lý và cùng bỏ vốn đầu tư cho công trình nông thôn, thực hiện các dịch vụ cấp nước theo cơ chế thị trường. Kết quả của thẻ điểm cho thấy rằng các trụ cột tạo điều kiện và phát triển dịch vụ được xây dựng khá tốt nhưng có những thách thức nghiêm trọng với trụ cột tính bền vững. MARD lưu ý trong rà soát về các thành tựu NTP2 rằng có những thách thức lớn với thiết kế, xây dựng, tính năng và quản lý điểm cấp nước22, và trong báo cáo Rà soát phối hợp thường niên 2012 cho NTP323 cũng phản ánh những quan ngại tương tự trong vận hành và bảo dưỡng.
Hình 7.2 Tài trợ nước nông thôn: đầu tư hàng năm theo yêu cầu, dự kiến (2012-2014) và gần
đây (2009-2011)
đầu tư hàng năm tính bằng USSD
Cấp nước nông thôn
Tổng yêu cầu đầu tư
Đầu tư
dự kiến gần đâyĐầu tư - 100 200 300 400 500 Khác Thay thế Mới Hộ gia đình Nước ngoài Trong nước 600
Dự kiến đầu tư hộ gia đình Thâm hụt
Dự kiến đầu tư trong nước Dự kiến đầu tư từ bên ngoài
Cấp nước nông thôn
$ 520,000,000 $ 91
Tổng :
Theo đầu người (mới) :
Điểm số cho trụ cột về tính bền vững nêu bật một số thiếu sót cụ thể trong lĩnh vực bảo dưỡng và mở rộng, ví dụ như việc đăng ký tài sản hạ tầng và tính năng của chúng không được cập nhật thường xuyên; các chuỗi cung cấp bộ phận thay thế không được lập ra tại mọi địa điểm; các đơn vị
quản lý được ghi nhận nhưng không có sẵn nguồn công quỹ nào để hỗ trợ cho họ; chưa thúc đẩy mở rộng các công trình nước máy hiện có mặc dù điều này đã được dữ liệu trong tài liệu chương trình của NTP3.
Hình 7.3 Thẻ điểm cấp nước nông thôn
Tạo điều kiện Phát triển Duy trì
Kế hoạch 2.25 Chính sách 2.5 Ngân sách 1.5 Đầu ra 2.5 Chi tiêu 3 Bảo dưỡng 0.75 Công bằng 2 Mở rộng 0.5 1.5 Kết quả
Chất lượng nước và biến đổi khí hậu
Một mối quan ngại xa hơn về tính bền vững liên quan tới chất lượng nước tập trung vào mục tiêu quốc gia tới 2020 và cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Báo cáo Rà soát phối hợp thường niên (JAR) 2012 lưu ý rằng tại một số nơi trong nước, các nguồn nước đang chịu tác động ngày càng lớn của xâm nhập mặn và ô nhiễm hóa học trong khi các cơ sở hạ tầng chịu tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan và lũ lụt. Trong mùa khô, mức nước tầng mặt giảm xuống và lượng tạp chất tăng lên. Các chiến lược cấp tỉnh về quản lý chất lượng nước khác nhau rất lớn và kém chất lượng ở một số địa phương. JAR 2012 khuyến nghị rằng kế hoạch cấp tỉnh về quản lý chất lượng nước tại cấp công trình sẽ cần phải được phát triển. Để hỗ trợ cho việc này, sẽ cần phải đào tạo nhân viên trong giám sát chất lượng nước và trang bị thiết bị kiểm tra các thông số chính tại tất cả các công trình nước máy.
Giám sát
Những yếu kém trong giám sát của ngành được trình bày trong phần 6. Sự quan tâm chung đối với nước sạch nông thôn là sau khi có một nỗ lực
hợp lý hóa những quy chuẩn giám sát, hiện chỉ có 8 thông số được giám sát, trong số đó có 7 thông số liên quan tới mức độ bao phủ và 01 thông số liên quan tới mô hình quản lý được sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống này cung cấp ít thông tin về tính năng dịch vụ, sử dụng dịch vụ, hoặc về chất lượng nước. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu giám sát quốc gia chỉ được cập nhật hàng năm nên không thể cung cấp đủ thông tin cho báo cáo tiến độ nửa năm của NTP. Điều này hạn chế sự hữu ích của nó trong vai trò là một công cụ quản lý.
Tập trung vào người nghèo
Tài liệu NTP3 chỉ ra rằng chương trình sẽ có ưu tiên cao cho những khu vực nghèo và đối tượng người nghèo, đặc biệt là 62 huyện xa xôi và nghèo nhất. Tuy nhiên, cho tới nay, sự tập trung này chưa được thực hiện và phân bổ của chương trình được chia đều giữa các tỉnh thành, không tính đến mức độ tiếp cận của người nghèo. Kết quả là tỷ lệ tiếp cận tới nguồn nước được cải thiện trong nhóm nghèo nhất là 70% và nhóm giàu nhất là 99%, nhưng tỷ lệ tiếp cận kết nối nước máy hộ gia đình chỉ là 3% nhóm nghèo nhất và 43% nhóm giàu nhất trong khu vực nông thôn, thể hiện sự chênh lệnh trong các mức dịch vu24.