Giám sát và Đánh giá ngành

Một phần của tài liệu Đánh giá cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại việt nam biến đầu tư tài chính thành dịch vụ cho tương lai (Trang 28 - 30)

Phần 2 đã nêu bật khó khăn trong việc xác định những cấp độ tiếp cận tới các dịch vụ nước và vệ sinh môi trường hiện nay tại khu vực đô thị và nông thôn, sự thiếu hụt thông tin về chất lượng và tính năng của dịch vụ. Một phần những vấn đề này phát sinh từ sự thiếu hụt của những điểm tham chiếu rõ ràng cho dữ liệu giám sát tại cả đô thị và nông thôn cũng như những khác biệt giữa các tiêu chí của chính phủ và JMP được sử dụng để xác định sự tiếp cận. Những số liệu chính thức khác nhau rất xa được trích dẫn trong một loạt các tài liệu của chính phủ và điều tương tự xảy ra đối với những mục tiêu ngành vì có một xu hướng là mỗi Bộ quan tâm tới lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường lại đặt ra những mục tiêu riêng của mình mà không tham khảo những mục tiêu đã được các cơ quan chính phủ khác chấp nhận.

Những khung và hệ thống giám sát cho các tiểu ngành tại nông thôn và đô thị vẫn cần phải phát triển thêm trong tương lai mặc dù trong những năm gần đây chính phủ đã có những bước tiến thích hợp, đáng tin cậy và thường xuyên trong công tác giám sát.

Đối với cấp nước đô thị, MOC gần đây đã xây dựng một khung giám sát dựa trên một dự án dịch vụ mẫu của WB và theo mô hình khung IBNET toàn cầu đối với chuẩn dịch vụ nước và vệ sinh môi trường. Khung này chưa đi vào hoạt động và hiện

nay đã có sẵn thông tin giám sát cho các dịch vụ công ích riêng nhưng không được tổng hợp định kỳ để đưa ra một cái nhìn tổng quan cho ngành. Đối với vệ sinh môi trường đô thị, không có khung giám sát cho công trình thu thập và xử lý nước thải hộ gia đình cũng như toàn thành phố mặc dù đã có những sắp xếp mới được đề xuất trong U3SAP. Trong trường hợp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, NTP3 có hướng dẫn cho công tác giám sát và báo cáo, đồng thời một bộ chỉ số đã được lập năm 2008 với mục đích tổng hợp và giám sát thông tin trong một cơ sở dữ liệu toàn diện. Những chỉ số này sau đó đã được hợp lý hoá (danh sách ban đầu rất dài) và một hệ thống giám sát mới để giám sát công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã được bắt đầu năm 2012, trong đó có những chỉ số cụ thể về tính công bằng trong cung cấp dịch vụ, hiện đang được triển khai rộng rãi tại những tỉnh được lựa chọn. Cần quan tâm hơn nữa tới việc làm hài hòa những chỉ số công bằng của hệ thống giám sát NCERWASS với danh sách các hộ nghèo thường xuyên được Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội (MOLISA) cập nhật. Trách nhiệm đứng đầu trong triển khai giám sát thuộc về các văn phòng cấp tỉnh của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, pCERWASS. Cần lưu ý rằng những mục tiêu được lập cho sự tiếp cận cấp hộ gia đình, những chỉ số vệ sinh môi

Những hành động ưu tiên đối với công tác giám sát và đánh giá cho ngành

• Hợp lý hóa các mục tiêu tiếp cận cùng những khung giám sát của đô thị và nông thôn,

thống nhất về những điểm tham chiếu chung cho toàn bộ các chủ thể trong ngành

• Đảm bảo rằng hệ thống giám sát không chỉ theo dõi sự tiếp cận đối với các công trình mà

còn kết quả thực hiện ở cấp dịch vụ, tính năng và tính bền vững, hiệu quả thực hiện các quy trình và tính công bằng trong phân bổ nguồn lực.

• Đưa ra rà soát ngành nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm và các quy trình phối hợp

rà soát ngành (như trong trường hợp nông thôn)

• Cân nhắc những điều chỉnh đối với hệ thống giám sát vệ sinh môi trường để phản ánh

được các chỉ số cấp xã cho việc loại bỏ hành vi phóng uế bừa bãi và tiếp cận tới vệ sinh môi trường

trường toàn cộng đồng vẫn chưa được giám sát thường xuyên. Ngoài công tác giám sát thường xuyên, một cuộc họp báo cáo Rà soát phối hợp hàng năm được tổ chức cho NTP với sự tham gia của chính phủ và các đối tác phát triển.

Như đã giải thích trong Phần 2 và 5, giám sát tài chính của ngành vẫn chưa có tính toàn diện. Một mối quan ngại chung là ngân sách của chính phủ và các báo cáo chi tiêu còn thiếu chi tiết nên rất

khó để theo dõi được đóng góp của chính phủ và các đối tác phát triển cho 4 tiểu ngành và cách thức sử dụng những nguồn kinh phí này. Hơn thế nữa, chi tiêu vốn địa phương thông qua kinh phí của tỉnh hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích không được báo cáo một cách hệ thống, do vậy khó có thể đánh giá được vấn đề kinh phí của tiểu ngành.

Một phần của tài liệu Đánh giá cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại việt nam biến đầu tư tài chính thành dịch vụ cho tương lai (Trang 28 - 30)