Báo cáo JMP mới nhất25 chỉ ra rằng 99% dân số đô thị đã được tiếp cận với cấp nước đô thị cải thiện vào 2011, với 58% có nước máy tại nhà. Tuy nhiên, số liệu của MOC sử dụng trong phân tích gần đây lại cho thấy rằng năm 2011 chỉ có khoảng 76% dân số đô thị có tiếp cận tới mạng lưới cung cấp nước máy thông qua kết nối hộ gia đình hoặc điểm cấp nước chung (xem Hình 8.1). Đánh giá theo mục tiêu quốc gia là 85% số dân đô thị có tiếp cập tới mạng lưới26 và dự tính tới năm 2020 có khoảng 43,3 triệu dân, khoảng 1,7 triệu dân mỗi năm, sẽ cần được tiếp cận giữa năm cơ sở và năm mục tiêu. Ngoài tiếp cận tới mạng lưới nước máy, chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ cũng là một mối quan ngại. Trong khi hầu hết các hộ gia đình trong khu vực đô thị lớn được phục vụ 24h, cung cấp dịch vụ tại những khu vực đô thị khác kém tin cậy hơn, và có một thách thức ngày càng lớn trong cải thiện dịch vụ tại những trung tâm đô thị nhỏ và những thị trấn đang tăng trưởng nhanh. Có nhiều báo cáo chưa qua kiểm chứng về chất lượng nước kém mặc dù các chỉ số hoạt động khác được cho là nằm trong mức độ hợp lý, với nước thất thoát ở mức
20-25% đối với hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích và hệ số hoạt động rơi vào khoảng 0.8 tới 1.2, mặc dù tỷ số này đang giảm do chi phí năng lượng và vật tư hóa chất đang tăng cao27. Một khó khăn liên quan là hầu hết các khoản đầu tư trong hai thập kỷ qua đã dành cho mở rộng sản xuất (nguồn nước, xử lý và truyền tải) với dưới 15% được dành trực tiếp cho cải thiện phân phối28. Việt Nam cần phải huy động một khoản ước tính 1,042 tỷ USD mỗi năm nhằm đáp ứng được mục tiêu tới 2020 (Hình 8.2). Trên một nửa (57%) của những yêu cầu này là dành cho việc thay thế các công trình đã đến giai đoạn cuối của tuổi thọ kinh tế (đầu tư thay thế)29. Đầu tư dự kiến, theo dự tính là hầu hết sẽ lấy từ các nguồn bên ngoài, sẽ cao hơn những khoản đầu tư gần đây. Tuy nhiên, có thể xảy ra thâm hụt lớn vì đầu tư dự kiến huy động được chỉ chiếm khoảng 14% của các yêu cầu đầu tư. Vấn đề kinh phí được tổng hợp từ các phát hiện trong Phần 2 cho thấy rằng cần phải có thêm khoảng 210 triệu USD mỗi năm chi vào vận hành và bảo dưỡng.
Những hành động ưu tiên cho cấp nước đô thi
• Cho phép mức phí thu đạt được mức khả thi thương mại để các đơn vị cung cấp dịch vụ
công ích có thể thu hồi toàn bộ chi phí thông qua cơ chế kinh tế độc lập
• Tăng cường tính tự chủ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, cho phép họ tăng ngân
sách vận hành và bảo dưỡng để cung cấp và duy trì công tác bảo dưỡng thích hợp.
• Tăng cường tiếp cận tài chính đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích bằng cách cung
cấp bảo lãnh chính phủ cho các đơn vị đó
• Áp dụng khuyến khích khen thưởng và nghĩa vụ nhằm cải thiện chất lượng và độ tin cậy của
công tác cung cấp dịch vụ bằng cách thiết lập một đơn vị điều tiết độc lập
25 JMP (2013) 26 GOV (2009a)
27 Ngân hàng thế giới / MOC (2013) 28 ADB (2010)
Service Delivery Assessment 34 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1995 2000 2005 M ứ c đ ộ bao ph ủ c ủ a c ấ p n ướ c đô th ị
Ước tính của chính phủ Mục tiêu của chính phủ JMP, nước cải thiện JMP, nước máy
2010 2015 2020
Đ
ầ
u t
ư
hàng năm tính theo tri
ệ u USD Nước cấp đô thị - 200 400 600 800 1,000 Khác Thay thế Mới Hộ gia đình Nước ngoài Trong nước 1,200
Dự kiến đầu tư trong nước Dự kiến đầu tư từ bên ngoài Dự kiến đầu tư từ hộ gia đình Thâm hụt Cấp nước đô thị $ 1,040,000,000 $ 244 Tổng yêu cầu
đầu tư Đầu tư dự kiến Đầu tư gần đây
Tổng số : Theo đầu người ( mới):
Hình 8.1 Mức độ bao phủ của cấp nước đô thi Hình 8.2 Tài chính cấp nước đô thi: đầu tư hàng năm theo yêu cầu, dự kiến (2012-2014) và gần đây (2009-2011)
Nguồn: Xác định chi phí SDA. Chính phủ Việt Nam (2009a) Quyết định của Thủ tướng chính phủ Số. 1929/OD-TTg: Định hướng Cấp nước đô thi của chính phủ tới 2025 và tầm nhìn tới 2050. Hà Nội. MOC và WB (2013) Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011, Hà Nội, tháng 3, JMP (2013) Progress on Drinking Water and Sanitation: 2013 Update. (Tiến bộ trong Nước uống và Vệ sinh môi trường: Cập nhật 2013). UNICEF và WHO
Trong khi những hướng dẫn chính sách gần đây kêu gọi thu hồi chi phí và thương mại hoá cung cấp dịch vụ, các mức phí của dịch vụ cấp nước vẫn còn quá thấp tại hầu hết các tỉnh để có thể cho phép cung cấp dịch vụ một cách lâu dài về mặt tài chính – mặc dù mức thu cao và bằng chứng cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ tốt. Thay vào đó, các mức phí được UBND tỉnh cố ý giữ ở mức thấp, kết quả là không khuyến khích được người sử dụng hạn chế mức độ tiêu thụ của họ và không tạo ra được thặng dư để dự trữ vốn cho chi phí thay thế và mở rộng dịch vụ. Mặc dù chi phí vận hành và bảo dưỡng là một thách thức, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ công
ích báo cáo rằng những chi phí này được thu hồi nhưng ngân sách vận hành và bảo dưỡng được quy định ở mức rất thấp so với quốc tế và không cho phép các đơn vị cung cấp dịch vụ duy trì dịch vụ ở mức chấp nhận được30.
Nguồn: Xác định chi phí SDA
Hình 8.3 Thẻ điểm cấp nước đô thi.
1.125
3 0.5 2.5 1 1 1.5 1.5 3
Tạo điều kiện Phát triển Duy trì
Kế hoạch
Chính sách Ngân sách Chi tiêu Công bằng Đầu ra Bảo dưỡng Mở rộng Kết quả
Sự tập trung của chiến lược tiểu ngành hiện đang dịch chuyển sang hướng đo lường và định chuẩn hoạt động của các công ty cấp nước, cải thiện mức độ bao phủ tại các thị xã, thị trấn nhỏ và những khu vực phụ cận của các thành phố lớn. Thiếu hụt dữ liệu giám sát đáng tin cậy, quy chế yếu kém, không có tiến triển trong công tác thực thi các hướng dẫn chính sách về quyền tự chủ của các nhà cung cấp dịch vụ và thương mại hóa là những thách thức nghiêm trọng. Hiện tại, các điều kiện không thu hút được quản lý và đầu tư của khu vực tư nhân trên quy mô lớn vào cấp nước đô thị và có ít áp lực đối với các công ty nước và vệ sinh môi trường đô thị trong việc mở rộng cung cấp dịch vụ hoặc cải thiện chất lượng hay chi phí hiệu quả.
Sự tập trung của chiến lược tiểu ngành hiện đang dịch chuyển sang hướng đo lường và định chuẩn hoạt động của các công ty cấp nước, cải thiện mức độ bao phủ tại các thị xã, thị trấn nhỏ và những khu vực phụ cận của các thành phố lớn. Thiếu hụt dữ liệu giám sát đáng tin cậy, quy chế yếu kém, không có tiến triển trong công tác thực thi các hướng dẫn chính sách về quyền tự chủ của các nhà cung cấp dịch vụ và thương mại hóa là những thách thức nghiêm trọng. Hiện tại, các điều kiện không thu hút được quản lý và đầu tư của khu vực tư nhân trên quy mô lớn vào cấp nước đô thị và có ít áp lực đối với các công ty nước và vệ sinh môi trường đô thị trong việc mở rộng cung cấp dịch vụ hoặc cải thiện chất lượng hay chi phí hiệu quả.
Chuyển sang thẻ điểm, điểm xanh cho chính sách trong cột Tạo điều kiện nêu bật thực tế rằng chính
sách và khung thể chế cho tiểu ngành đã được xác định khá tốt trong khi mức điểm cho lập kế hoạch khá khiêm tốn, thể hiện thực tế rằng tiểu ngành không có một kế hoạch đầu tư, một cơ chế quốc gia để điều phối nhiều khoản đầu tư hoặc một rà soát thường niên đa chủ thể cho tiểu ngành. Trong khi đó, điểm đỏ cho ngân sách có khuynh hướng khẳng định phát hiện của phân tích tài chính rằng tiểu ngành đang bị thiếu kinh phí. Tuy nhiên, các điểm theo ngân sách cũng liên quan tới sự toàn diện và kết cấu của ngân sách chính phủ, tức là liệu đầu tư và trợ cấp cho cấp nước đô thị có được xác định rõ ràng và liệu đã xác định rõ ràng các khoản đầu tư của các nhà tài trợ và nhà nước chưa. Trên thực tế, cấp nước đô thị không còn đặc điểm của ngân sách chính phủ quốc gia do các nhà cung cấp dịch vụ không còn nhận được trợ cấp hoạt động, đồng thời các khoản viện trợ vốn được thương thảo và quản lý ở cấp tỉnh.
Theo suốt chiều dài của thẻ điểm, các điểm xanh cho chi tiêu và kết quả đầu ra của người sử dụng là dấu hiệu đáng khích lệ mặc dù các điểm vàng cho những phần khác chỉ ra những thách thức, đặc biệt là đối với tính công bằng do thiếu các biện pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của người nghèo, việc mang lại các kết quả do chưa có tiến bộ để tiến tới các mục tiêu nước máy quốc gia, việc bảo dưỡng cho thấy các khó khăn về mức phí và thu hồi chi phí, việc mở rộng do quyền tự chủ và sự tiếp cận tới các nguồn tài chính thương mại còn hạn chế để các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, đặc biệt là các đô thị loại 2 có thể cấp kinh phí mở rộng dịch vụ.