Những thành tựu

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách trong triều đại quang trung thành tựu và hạn chế (Trang 52 - 60)

5. Bố cục luận văn

3.1. Những thành tựu

Những chính sách cải cách của Quang Trung là những cải cách trong khuôn khổ sản xuất phong kiến, dù đó chưa phải là những biện pháp cách mạng triệt để, chưa thể thủ tiêu được chế độ phong kiến nhưng thay vào đó là một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn được thành lập. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì chúng ta không thể đòi hỏi điều đó ở Quang Trung hay bất kì một nhân vật nào. Nhưng trong giới hạn đó, những chính sách cải cách của Quang Trung cũng đã có những tác dụng tích cực và ý nghĩa quan trọng đối với bước tiến của xã hội vào cuối thế kỉ XVIII.

- Trước hết những chính sách cải cách của Quang Trung đã đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của xã hội lúc bấy giờ. Xuất thân từ một thành phần nông dân bị bọn quan lại, địa chủ áp bức bóc lột nặng nề bởi những thứ thuế khóa và sưu dịch, nên khi đã trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân, Quang Trung đã thấu hiểu những mặt xấu xa, thối nát của những chính quyền thống trị trước đây, thấy rõ tình trạng kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân cùng khổ do hậu quả của cuộc khủng hoảng lâu dài do chế độ phong kiến mang lại. Sau khi lên ngôi, thiết lập một vương triều phong kiến mới, Quang Trung đã đi vào con đường phong kiến hóa, nhưng điều ấy vẫn có tác dụng quan trọng trong những chính sách cải cách của triều đại phong kiến mới do Quang Trung đứng đầu.

Thoát thai từ một phong trào nông dân, triều đại Quang Trung muốn xây dựng lại một chế độ phong kiến mới tốt đẹp hơn, muốn nước nhà nhanh chóng được chấn hưng và trở nên cường thịnh hơn. Hoài bão đó đã được thể hiện rõ ràng trong nội dung tất cả những chính sách mà triều đại Quang Trung đưa ra thực hiện. Những chính sách đó đều nhằm khôi phục lại hậu

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 49

quả phá hoại do cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến để lại, nhằm xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để trấn áp những thế lực chống đối và làm lực lượng đối trọng với bên Trung Quốc, hay nhằm khôi phục, phát triển nền kinh tế nước nhà về các mặt như nông nghiệp, công thương nghiệp,…hay nhằm xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta so với các nước trong khu vực. Những chính sách ấy, xuất phát từ những yêu cầu phát triển cấp thiết của xã hội lúc bấy giờ. Và đứng về một ý nghĩa nào đó, nó đã đánh dấu những thắng lợi nhất định của phong trào nông dân Tây Sơn. Đó là mặt tích cực và tiến bộ của triều đại Quang Trung. Qua đó cho ta thấy, “Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài”[1].

Những chính sách cải cách của Quang Trung, “nếu được thực hiện triệt để trong thời gian dài, nhất định sẽ mang đến những thành tựu to lớn và sẽ mở ra những kĩ năng phát triển mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đình trệ kéo dài của chế độ phong kiến”[2]. Cho đến cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến trong phạm vi cả nước đã trải qua một thời gian khủng hoảng lâu dài, trong đó quan hệ sản xuất phong kiến đã tỏ ra lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất nhưng trong xã hội lại chưa thể xuất hiện sức sản xuất mới và quan hệ sản xuất mới. Trong thế kỉ XVII – XVIII, kinh tế hàng hóa có xu hướng mở rộng và phát triển thêm nhiều và trong một vài ngành kinh tế phát triển nhất đã bắt đầu manh nha những mầm mống tư bản chủ nghĩa đầu tiên. Tuy nhiên, nền kinh tế hàng hóa đó bị kìm hãm gay gắt và chưa thể làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi lên ngôi, Quang Trung đã đề ra và tiến hành thực hiện những chính sách cải cách nhằm khôi phục và chấn hưng lại đất nước. Những chính sách ấy, đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 50

Từng bước phục hồi và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.

Trước hết, xét về mặt chính trị quân sự thì trước khi còn là Bắc bình vương, Nguyễn Huệ đã từng bước xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, và sau khi đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh về nước thì chính quyền mới được tổ chức chặt chẽ và quy cũ hơn. Cùng với đó, Quang Trung luôn duy trì và xây dựng một đội quân mạnh mẽ nhằm trấn áp các thế lực nổi dậy và nhằm tạo ra một lực lượng tự vệ hùng mạnh để phòng bị trước âm mưu tái xâm lược của nhà Thanh. Nhờ vào đó mà tình hình xã hội nước ta dần dần được ổn định, nhân dân được sống trong cảnh thái bình và đất nước ít xảy ra chiến tranh liên miên như trước đây. Cuộc sống dần ổn định, nhân dân đã có nhiều điều kiện tập trung vào sản xuất. Đây là thành tựu bước đầu của triều đại Quang Trung đã mang đến cuộc sống yên ổn cho nhân dân sau thời kì chiến tranh kéo dài.

Ngoài ra, để tiện cho việc trưng dụng quân lính và kiểm kê dân số, tránh tình trạng ẩn lậu trong nhân dân, Quang Trung đã cho lập sổ hộ khẩu và phát thẻ tín bài cho nhân dân. Đây là hai chính sách có ý nghĩa tích cực và có những tiến bộ nhất định trong xã hội. Những chính sách đó không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn hay về danh phận, địa vị của nhân dân mà chỉ căn cứ vào tuổi tác để lập sổ hộ khẩu hay phát thẻ tín bài. Điều này không những có ý nghĩa về mặt quân sự mà còn có tác dụng về mặt kinh tế lẫn tài chính, làm ổn định trật tự xã hội.

- Những cải cách trong lĩnh vực kinh tế, triều đại Quang Trung đã đề ra nhiều biện pháp nhằm cứu vãn tình trạng suy vong và khủng hoảng của nước nhà và đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần khôi phục lại nền kinh tế sau thời kì khủng hoảng kéo dài và từng bước nâng cao vị thế của nước ta. Để phục hồi nông nghiệp, Quang trung đã đề ra hai

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 51

biện pháp chủ yếu có liên quan khăng khít với nhau. Thứ nhất, đưa nông dân phiêu tán trở về sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Cùng với đó, Quang Trung còn ban hành chính sách khuyến nông, nhằm khuyến khích nhân dân sản xuất. Đó là những biện pháp phục hồi nông nghiệp rất tích cực, góp phần làm cho nền kinh tế tiểu nông được củng cố, đời sống nông nhân được cải thiện và ít nhiều cũng mở rộng thêm cơ sở phát triển của kinh tế hàng hóa. Ta thấy, chính sách chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy, nộp tô không phải là biện pháp cách mạng, nhưng chia ruộng đất công một cách hợp lí trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đã đảm bảo cho nông dân có ruộng cày cấy, người dân phiêu tán có điều kiện trở về sản xuất. Mặc dù, người nông dân cày ruộng công, tuy phải nộp tô cho nhà nước, không có quyền sở hữu ruộng đất nhưng ít nhất cũng có điều kiện sản xuất, có điều kiện để xây dựng lại nền kinh tế cá thể của mình. Chính sách ruộng đất công của Quang Trung là nhằm đảm bảo cho người nông dân có ruộng cày cấy, thanh toán tình trạng đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân phiêu tán. Nó khác hẳn với chính sách của họ Trịnh trước đây là nhằm lũng đoạn ruộng đất công của làng xã để cấp cho quân lính và quan lại làm cho đời sống nhân dân thêm phần điêu đứng.

Về công thương nghiệp. Sau khi lên ngôi, Quang Trung đã bãi bỏ chính sách ức thương phản động và chính sách hạn chế ngoại thương mù quáng của các nhà nước phong kiến họ Trịnh, Nguyễn trước đây. Quang Trung đã cho thi hành chính sách phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại thương để xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rõ rệt của nền kinh tế công thương nghiệp. Nhờ vào những chính sách tích cực và sáng suốt của Quang Trung mà mối quan hệ thông thương bị đình đốn lâu nay giữa nước ta với Trung Quốc không chỉ được khôi phục mà còn được mở rộng hơn trước. Dưới thời Quang Trung, nhà

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 52

Thanh đã cho mở nhiều điểm trao đổi, buôn bán qua vùng biên giới để tiện cho việc thông thương giữa hai nước. Đó là thắng lợi quan trọng của triều đại Quang Trung. Bên cạnh đó, Quang Trung không chỉ mở rộng buôn bán với các nước láng giềng, mà còn chú trọng các nước phương Tây, ông cũng khuyến khích việc trao đổi buôn bán giữa các nước phương Tây với Đại Việt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công thương nghiệp phát triển. Chính sách mở rộng và phát triển công thương nghiệp của Quang Trung cho thấy tầm nhìn rộng lớn và tiến bộ của ông, nó khác hoàn toàn với chính sách mù quáng của các triều đại trước đây. Quang Trung không hề e dè trước thế lực của các nước phương Tây, mà ông đã mạnh dạn đẩy mạnh việc trao đổi buôn bán với bên ngoài, nhờ vào đó nền kinh tế công thương nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển hơn trước, góp phần làm cho nền kinh tế hàng hóa ngày càng được mở rộng và phát triển.

Về thuế khóa – tài chính, thì nhìn chung, chính sách thuế khóa dưới triều đại Quang Trung tương đối đơn giản và có phần giảm nhẹ hơn so với thời Lê – Trịnh. Quang Trung đã bãi bỏ nhiều thứ thuế phức tạp gây phiền nhiễu trong nhân dân như trong thuế nhân đinh, ông đã bỏ hẳn thuế điệu chỉ thu thuế dung. Nếu dưới thời Lê – Trịnh, mỗi suất đinh phải nộp 1 quan 2 tiền 4 bát gạo, lại phải nộp thêm 6 tiền thuế điệu thì đến thời Quang Trung chỉ còn nộp 1 quan 2 tiền. Mặt khác, trong việc thu thuế, Quang Trung cũng quy định rất rõ ràng là không được gây phiền hà trong nhân dân. Đặc biệt, thể lệ thu thuế dưới thời Quang Trung cũng được thi hành thống nhất trong toàn quốc, kể các vùng Thanh Nghệ được ưu đãi nhiều dưới thời Lê – Trịnh cũng phải nộp thuế ngang với nhân dân cả nước.

Với chính sách thuế khóa tương đối đơn giản và rõ ràng như vậy không những giảm nhẹ phần nào mức độ đóng góp cho nhân dân, làm cho đời sống nhân dân được tốt hơn, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân tập

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 53

trung vào làm ăn sinh sống, phát triển kinh tế cá nhân. Cùng với đó, nó góp phần ngăn ngừa bớt tệ nạn tham ô, sách nhiễu của bọn quan lại. Hơn nữa, chính sách thuế khóa đơn giản và giảm nhẹ cũng góp phần ổn định trật tự xã hội, nhân dân không phải chịu thuế khóa nặng nề và sự sách nhiễu từ bọn quan lại nên không nổi dậy chống lại triều đình. Nguồn gốc của tất cả các phong trào nông dân đều xuất phát từ chính sách thuế khóa nặng nề, hà khắc của chính quyền phong kiến, làm cho đời sống của họ không còn con đường nào có thể tồn tại được, thì con đường duy nhất là nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ cai trị đương thời để giành lấy quyền sống cho mình. Xuất phát từ trách nhiệm thủ lĩnh của phong trào nông dân, Quang Trung đã nhìn thấy và khắc phục được tình trạng thuế khóa nặng nề đó để đem lại cuộc sống no đủ cho nhân dân.

Tóm lại, chính sách kinh tế, tài chính của Quang Trung là những chính sách cải cách tích cực. Trong giới hạn của điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, những cải cách ấy không thể đạt đến những biện pháp cách mạng, nhưng đã có tác dụng “cải thiện phần nào quan hệ phong kiến, mở đường cho sức sản xuất được phục hồi và phát triển thêm trong một chừng mực nhất định”[3]. Những chính sách ấy nếu được thực hiện triệt để trong một thời gian dài, thì nhất định sẽ tạo ra được những khả năng phát triển mới, đưa xã hội thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đình trệ vào những năm cuối thế kỉ XVIII.

Về văn hóa – giáo dục. Trong tất cả những chính sách cải cách của Quang Trung, thì “những chính sách về văn hóa, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ rất lớn và rất đáng tự hào”[4]. Nó đánh dấu một bước phát triển mới về truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Trong đó, hai chính sách về trọng dụng chữ nôm, đưa chữ nôm lên vị trí xứng tầm với nó và chính sách mở rộng chế độ giáo dục là quan trọng và đáng chú ý hơn cả.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 54

Trước tiên, có thể thấy rằng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trải qua hàng thế kỉ thì chỉ đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ chữ nôm mới được nâng lên địa vị xứng đáng, trở thành chữ viết chính thức của dân tộc. Quang Trung đã mạnh dạn đánh đổ thành kiến độc tôn chữ Hán của các triều đại phong kiến trước đây, đưa chữ nôm lên địa vị văn tự chính thức của quốc gia. Phần lớn, những văn từ, chiếu chỉ, mệnh lệnh cho đến những bài văn tế thiêng liêng dưới thời Quang Trung, Quang Toản đều viết bằng chữ nôm. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, chữ nôm được Quang Trung đưa vào trong thi cử, “trong các kì thi quan trường phải ra đề thi bằng chữ nôm và đến đệ tam trường sĩ tử phải làm thơ phú bằng thơ nôm”[5]. Đây là thắng lợi rất có ý nghĩa của triều đại Quang Trung.

Bên cạnh đó, Quang Trung còn cho lập Viện sùng chính vào cuối năm 1791 nhằm mục đích dịch sách chữ Hán ra chữ nôm như dịch các sách Tiều Học, Tứ Thư, kinh Thi, Thư, Dịch,… Công việc dịch sách này chứng tỏ rằng Quang Trung muốn dần dần thay thế những sách học chữ Hán bằng những bản dịch chữ nôm. Đó là hoài bão rất lớn nhằm phổ biến rộng rãi hơn nữa việc học tập văn nôm và thoát ly hẳn sự lệ thuộc về văn tự đối với phong kiến bên ngoài mà đặc biệt là phong kiến Trung Quốc.

Chính sách đề cao chữ nôm và đưa chữ nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia, đánh dấu một thắng lợi quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hóa dân tộc, cũng nhằm chống lại chính sách đồng hóa của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc, cũng như thái độ coi khinh ngôn ngữ dân tộc của giai cấp phong kiến trong nước. Dù rằng văn học thời Tây Sơn, là sự kế thừa của cả một quá trình đấu tranh và phát triển văn học của dân tộc, nhưng chính sách đề cao và trọng dụng chữ nôm của Quang Trung đã có tác dụng thúc đẩy, cổ vũ nó tiến mạnh lên một bước mới. Hơn nữa, Quang Trung còn muốn đưa nền văn hóa của dân tộc lên ngang hàng với văn hóa

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 55

phương Bắc, nó thể hiện tinh thần, ý thức dân tộc tự cường và rất tự hào của người anh hùng áo vải Quang trung – Nguyễn Huệ.

Về mặt giáo dục, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc việc học được phổ biến xuống tận xã để nhân dân có thể theo học, nhằm năng cao trình độ học thức trong nhân dân. Quang Trung cũng rất chú tâm đào tạo đội ngũ quan lại mới, tận trung phục vụ cho triều đại mới, để có thể giúp nước nhà chăm lo đến đời sống nhân dân được tốt hơn. Mặc khác, ông còn chú tâm đến việc

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách trong triều đại quang trung thành tựu và hạn chế (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)