Xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách trong triều đại quang trung thành tựu và hạn chế (Trang 33 - 38)

5. Bố cục luận văn

2.1. Xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền

2.1.1. Tổ chức và cơ cấu bộ máy chính quyền mới

Khi còn là Bắc bình vương, Nguyễn Huệ đã từng bước lo xây dựng chính quyền ở trung ương và địa phương, ngoài các chức võ tướng trong quân đội, còn có các bộ binh, hình hộ với các chức thượng thư, thị lang,… Khoảng các năm 1786, 1787, Nguyễn Huệ ba lần cử các viên quan ở bộ binh và bộ hình đi mời Nguyễn Thiếp ra giúp việc cho chính quyền mới. Tiếp đó, sau lần ra Bắc tiêu diệt lực lượng của Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm, thì Bắc hà hoàn toàn thuộc quyền cai trị trực tiếp của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ cử các thuộc tướng thân tín của mình cai quản khu vực Bắc hà. Sau khi quét sạch 29 vạn quân xâm lược Thanh ra khỏi bờ cõi, Quang Trung cố gắng tập trung vào công việc củng cố nội trị, lo hoàn thành việc xây dựng chính quyền phong kiến mới, xây dựng một quân đội hùng mạnh và tiếp tục trấn áp những thế lực phản động còn hoạt động chống đối.

Năm 1789, triều đình mới được tổ chức quy cũ, hoàng đế Quang Trung nắm mọi quyền hành, “Ngọc Hân công chúa được lập làm Bắc cung hoàng hậu, Quang Toản được lập làm thái tử”[1]. Bên dưới hình thành một lớp quan cao cấp, ngoài các trọng chức văn võ như tam công, tam thiếu, đại chủng tế, đại tư đồ, đại tư khấu, đại tư mã, đại tư không, đại tổng quản, đại tổng lý,…còn có các chức thượng thư trông coi 6 bộ, cùng với các viện hàn lâm, viện ngự sử, viện sùng chính,… Song song với việc tổ chức chính quyền ở trung ương, chính quyền ở các địa phương cũng được chỉnh đốn hơn trước. Nhưng nhìn chung, các đơn vị hành chính địa phương vẫn giữ như cũ, gồm có các trấn, rồi đến phủ, huyện và cuối cùng là tổng và xã.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 30

“Đứng đầu trấn có trấn thủ là một võ quan, giúp việc có hiệp trấn là một văn quan, mỗi huyện đều có chức văn phân tri và võ phân suất đứng đầu, dưới có các chức tả, hữu quản lý giúp việc”[2]. Các tổng có tổng trưởng và các xã có xã trưởng phụ trách việc hành chính.

Theo đề nghị của Ngô Thì Nhậm, Quang Trung thực hiện chế độ phân phong các con đi trấn giữ các nơi hiểm yếu. “Quang Thùy được phong làm Khang công, lĩnh chức Bắc thành tiết chế quân thủy bộ. Quang Bàn được phong làm Tuyên công lĩnh chức Thanh Hóa đốc trấn tổng lý quân dân sự”[3]. Tuy nhiên, việc phân phong của Quang Trung không làm giảm nhẹ tính chất tập trung của triều đình, vì người được phong chỉ có quyền hạn như một viên trấn thủ đặc biệt của triều đình mà thôi.

Chính quyền do Quang Trung xây dựng vẫn là một chính quyền phong kiến quan liêu, quan lại trong bộ máy bao gồm những tướng lĩnh nông dân đã phong kiến hóa, một số quan lại, sĩ phu cũ được giữ lại và những quan lại mới, xuất thân từ chế độ khoa cử do Quang Trung tổ chức. Năm 1789, Quang Trung đã mở kì thi Hương đầu tiên ở Nghệ An để tuyển chọn nhân tài phục vụ cho công cuộc chấn hưng đất nước của Quang Trung.

Trong quá trình lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, Quang Trung rất chú trọng việc thu dụng nhân tài, nhờ đó mà Quang Trung đã tập hợp được nhiều sĩ phu có năng lực, thành tâm theo đuổi sự nghiệp của phong trào, nhất là các sĩ phu, quan lại tiến bộ ở Bắc hà về với Quang Trung như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thế Lịch, Trần Bá Lãm, Nguyễn Bá Lân,… Tất cả đều được Nguyễn Huệ thu dụng và rất trân trọng, thường xuyên được giao những chức vụ quan trọng trong triều đình mà không có sự phân biệt giữa người cũ và mới. Chính thái độ tin cậy không phân biệt cũ, mới ấy càng làm cho các sĩ phu hăm hở dốc lòng theo và nhiều người đã có những đóng góp quan trọng về các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, văn

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 31

hóa trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm cũng như trong việc xây dựng lại đất nước sau này.

Thái độ “cầu hiền” của Quang Trung còn được thể hiện rất rõ nét trong ba lần cho mời Nguyễn Thiếp ra giúp việc. Biết Nguyễn Thiếp là người vừa có tài lại có đức nên Quang Trung rất kính nể và tỏ lòng mong mỏi muốn ông ra giúp việc cho triều vua mới. Sau ba lần cho mời nhưng Nguyễn Thiếp không ra, Quang Trung vẫn kiên trì, không nản chí vì không muốn bỏ lỡ nhân tài cho đất nước. Chính thái độ chân thành, kiên nhẫn của Quang Trung đã dần dần làm lay chuyển ý định từ chối cố chấp của Nguyễn Thiếp. Năm 1791, Nguyễn Thiếp nhận lời mời vào Phú Xuân gặp Quang Trung và nhận chức viện trưởng Viện Sùng Chính dịch sách Hán ra chữ Nôm và có nhiều đóng góp cho Quang Trung về các chính sách văn hóa và giáo dục.

Đối với các quan lại cao cấp, “Quang Trung thực hiện chế độ bổng lộc theo lối cấp cho họ một số xã, một số nhân đinh để thu thuế”[4]. Những quan chức có công thì được cấp thêm ruộng đất như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng,… nhưng không nhiều, khoảng 25 đến 30 mẫu.

Bên cạnh đó, để tiện điều hành công việc trong cả nước, Quang Trung quyết định chọn đất thành lập kinh đô mới. Việc xây dựng được tiến hành ngay sau khi chọn được đất ở vùng núi Dũng Quyết (gần Bến Thủy – Nghệ An) làm trung tâm với tên gọi là “Phượng Hoàng Trung Đô”.

2.1.2. Xây dựng về chính trị và quân sự

Sau khi lật đổ được các triều đại phong kiến cũ và đánh tan quân xâm lược Thanh ra khởi bờ cõi đất nước, Quang Trung ra sức xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh nhằm trấn áp các thế lực phong kiến phản động trong nước, nhất là tập đoàn phong kiến Nguyễn Ánh bấy giờ đang chiếm lại Gia

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 32

Định và chuẩn bị tiến công Nguyễn Nhạc. Và bên kia biên giới, quan hệ giao thiệp với nhà Thanh chỉ có thể duy trì được trên cơ sở lực lượng tự vệ hùng mạnh. Ta thấy, trong trận đánh bại quân Thanh năm 1789, Quang Trung đã chia quân của mình ra làm năm doanh: Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Sau này, ngoài năm quân hiệu ấy ra, Quang Trung còn lập thêm nhiều quân hiệu mới như “Tả bật, Hữu bật, Kiền thanh, Thiên cán, Thiên trường, Thiên sách, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị lân, Thị loan”[5]. Các đơn vị quân đội được phiên chế theo đạo rồi đến cơ, đội. Các chức võ quan cao cấp có Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đại đô hộ, đô đốc, hộ giá,… Ở trấn có trấn thủ đứng đầu và ở huyện có võ phân suất là những võ tướng cai quản và chỉ huy quân đội ở địa phương.

Năm 1790, Quang Trung sai lập lại sổ hộ khẩu, quy định rõ chế độ trưng tập quân lính. Theo sổ hộ khẩu mới, dân được chia thành 4 hạng theo tuổi tác. “Hạng vị cấp bách từ 9 đến 17 tuổi, hạng tráng từ 18 đến 55 tuổi, hạng lão từ 56 đến 60 tuổi, hạng lão nhiêu từ 60 tuổi trở lên”[6]. Chỉ thanh niên hạng tráng mới bị trưng tập vào quân đội, nhà nước căn cứ vào sổ hộ khẩu, cứ ba suất đinh lấy một suất lính. Nhằm tránh sự ẩn lậu và tiện việc kiểm soát dân, Quang Trung còn ra lệnh chiếu theo sổ hộ khẩu phát cho mỗi người một cái thẻ gọi là “tín bài”. Tín bài là một thẻ bằng gỗ, trên có bốn chữ “Thiên hạ đại tín”[7], dưới ghi rõ họ tên và điểm chỉ của người mang thẻ. Tất cả dân đinh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đều phải mang theo tín bài và sẵn sàng xuất trình khi cần thiết. Ai không có thẻ ấy là lậu dân, hoặc phải bắt xung làm phòng quân hoặc đem xuống tàu cho đi những nơi đất rộng miền rừng núi. Trách nhiệm ẩn lậu ấy, tổng trưởng (chánh tổng), lý trưởng phải chịu.

Tổ chức và trang bị quân đội thời Quang Trung được nâng cao thêm một bước gồm “thủy binh, bộ binh, tượng binh, kị binh và pháo binh”[8]. Chiến thuyền thời Quang Trung có nhiều loại, trong đó loại lớn có thể chở

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 33

được từ 500 đến 700 quân. Vũ khí của Tây Sơn, ngoài những loại chiến đấu thông thường như cung tên, giáo mác, gậy gộc,…còn có thêm súng trường, đại bác gắn vào thuyền hoặc đặt trên mình voi và hỏa hổ là một loại ống phun lửa rất lợi hại của nghĩa quân Tây Sơn.

2.1.3. Trấn áp các thế lực chống đối nổi dậy

Trên cơ sở bộ máy nhà nước mới được thiết lập, Quang Trung đã ra sức củng cố trật tự và an ninh cho đất nước. Sau khi đánh đuổi bè lũ bán nước và cướp nước ra khỏi bờ cõi tổ quốc, bọn vua tôi lưu vong Lê Chiêu Thống định một lần nữa rước quân Thanh về giầy xéo đất nước, nhưng lực lượng hùng mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo của triều đại Quang Trung đã phá tan âm mưu bán nước của bè lũ vua tôi lưu vong ấy. Bây giờ, mặc dù phần lớn nhân dân đã hướng về triều vua mới, nhưng không ít cựu thần nhà Lê, hào lí địa phương vẫn chưa chịu từ bỏ mưu đồ phục hồi nhà Lê và chế độ cũ. Một số người được sử dụng, giao nhiều trọng trách ở địa phương đã không chịu nhìn nhận tính tiến bộ của triều vua mới nên tìm cách xuyên tạc, phá hoại các chính sách của nhà nước. Năm 1789, một số thổ tù vùng Tuyên Quang, Cao Bằng đã tôn Lê Duy Chi (em ruột Lê Chiêu Thống) làm minh chủ, mộ quân đánh Cao Bằng, Tuyên Quang và mưu kéo xuống đánh úp thành Nghệ An. Đốc trấn Nghệ An, Trần Quang Diệu đã đánh tan âm mưu đó, truy đuổi chúng và bắt sống Lê Duy Chi. Ngoài ra, còn có một số cuộc nổi dậy, chống đối lẻ tẻ nổ ra ở các địa phương như mưu đồ bạo động của Lê Ban ở Nghệ An, Trần Quang Châu, Dương Đình Tuấn ở Hải Dương, Bắc Giang và của mấy anh em họ Phạm (Phạm Đình Đạt, Phạm Đình Phan, Phạm Đình Dữ, Phạm Đình Chấn) ở Lạng Giang là tương đối lớn hơn cả. Nhưng tất cả các mưu đồ đó đều bị trấn áp từ khi mới nổi lên, những kẻ cầm đầu đều bị bắt sống hoặc bị giết. Tình hình dần dần tạm ổn định.

SVTH Lê Minh Đủ - 6095928 Trang 34

Một phần của tài liệu công cuộc cải cách trong triều đại quang trung thành tựu và hạn chế (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)