nghiệp đƣợc chú trọng phát triển nhƣ: ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải thủy, ngành sản xuất máy móc thiết bị và sản phẩm kim loại, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lƣợng giá giá trị ĐNN ở Việt Nam và vùng nghiên cứu vùng nghiên cứu
Đất ngập nƣớc ven biển (ĐNNVB) Việt Nam có khoảng 1.931.654 ha, phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam, trải dài trên 3.260 km của 29 tỉnh/thành phố ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. ĐNNVB đa dạng về kiểu loại (với 19 kiểu gồm: rạn san hô (RSH), cỏ biển, rừng ngập mặn (RNM), bãi triều lầy, cửa sông, đầm phá...); về chức năng, giá trị (nạp và tiết nƣớc ngầm, điều hòa khí hậu, duy trì tính ĐDSH...); đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (nuôi trồng thủy sản (NTTS), đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp, du lịch...) và an ninh quốc phòng. Hơn thế nữa, ĐNNVB còn góp phần bảo vệ môi trƣờng và phòng tránh thiên tai ven biển nhƣ chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, bảo vệ các công trình ven biển, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm hiệu ứng nhà kính [7]...
Tuy nhiên, do các quá trình tự nhiên, tác động của chiến tranh và hoạt động khai thác quá mức, thiếu quy hoạch và quản lý ĐNNVB đã và đang làm thay đổi chế độ thủy văn, địa hình, thu hẹp diện tích tự nhiên, làm cho môi trƣờng sống và di cƣ của nhiều loài sinh vật, ĐDSH và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm
càng nghiêm trọng, đe dọa các vùng ĐNNVB nói riêng và PTBV nói chung. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nói trên là thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về sử dụng bền vững ĐNNVB, thiếu hệ thống thể chế quản lý tổng hợp - liên ngành đối với ĐNNVB...
Thông tin về giá trị kinh tế đất ngập nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đây là thông số đầu vào quan trọng giúp cho các nhà quản lý môi trƣờng, các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các cơ quan quản lý có những luận cứ chắc chắn đƣa ra những biện pháp phù hợp đối với từng khu vực đất ngập nƣớc cụ thể sao cho sử dụng đi đôi với bảo tồn. Tuy nhiên, tại Việt Nam các thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nƣớc còn rất thiếu và chƣa đồng bộ [21]. Do đó, hầu hết các quyết định về sử dụng đất ngập nƣớc thƣờng đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến giá trị trực tiếp mà đất ngập nƣớc mang lại trong khi lại thƣờng bỏ qua hoặc đánh giá thấp lợi ích tổng thể mà đất ngập nƣớc mang lại cho xã hội. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế thì tính hiệu quả không cao.
Ở Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trƣờng bắt đầu vào những năm 1990. Và gần đây việc đánh giá này đã đƣợc quan tâm hơn nhiều với sự đa dạng của các phƣơng pháp đánh giá. Một số các công trình tiêu biểu về đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và đất ngập nƣớc nói riêng tại Việt Nam và vùng nghiên cứu đƣợc liệt kê nhƣ sau:
- Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Quang Hồng, Đinh Đức Trƣờng và Lê Minh Ngọc (2006), đánh giá giá trị du lịch và giá trị phi sử dụng vủa Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Dự án xây dựng các phƣơng pháp xác định giá rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.
- Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng (2006), Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chƣơng trình Kinh tế môi trƣờng Đông Nam Á (EEPSEA).
- Nguyễn Quang Hồng (2005), Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn Quốc Gia Ba Bể, Luận án Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
- Phạm Khánh Nam (2001), Đánh giá giá trị của khu bảo tồn biển Hòn Mun - Nha Trang, Chƣơng trình Kinh tế môi trƣờng Đông Nam Á (EEPSEA).
- Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà và Đỗ Đình Sâm (2000), Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diễn đất ngập nước tại Việt Nam. Dự án bảo vệ môi trƣờng biển Đông do UNEP, GEF tài trợ, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, Tập san các nghiên cứu kinh tế môi trƣờng, Chƣơng trình Kinh tế Môi trƣờng Đông Nam Á (EEPSEA).
- Đỗ Đình Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ quản lý Môi trƣờng, Đại học tổng hợp quốc gia Australia, Camberra.
- Đinh Đức Trƣờng (2008), Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kinh tế phát triển, số Đặc san tháng 3, tr.4-7.
- Đinh Đức Trƣờng (2008), Đánh giá thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái san hô do sự cố tràn dầu - Nghiên cứu điểm tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam,
Báo cáo Dự án “ Điều tra, khảo sát, đánh giá thiệt hại về kinh tế, môi trƣờng và ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái biển, đề xuất biện pháp trƣớc mắt và lâu dài để phục hổi môi trƣờng các khu vực bị ô nhiễm dầu”, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.
- Trung tâm Kinh tế Môi trƣờng và phát triển Vùng, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, “Báo cáo phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy, đề xuất phương án sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước”, 2006.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU