Giá trị cung cấp, tích lũy và tái tạo chất dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng (Trang 72)

Rừng ngập mặn (RNM) đƣợc coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản góp phần cải thiện sinh kế cho ngƣời dân và phát triển đi ̣a phƣơng. Rƣ̀ng ngâ ̣p mă ̣n vƣ̀a là nơi cung cấp thƣ́c ăn cho các loài thủy hải sản, vƣ̀a là nơi nuôi dƣỡng ấu trùng , ấu thể của các loài . Trƣớc đây, khi phong trào nuôi tôm nổi lên, nhiều ngƣời nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho rằng cây ngập mặn gây hại cho các đầm nuôi tôm , cá vì lá cây làm thối nƣớc , rễ cây ta ̣o ra các khí không tốt cho ao nuôi nên họ đã chặt phá cây ngập mặn không thƣơng tiếc . Sau khi mô ̣t diê ̣n tích lớn RNM bi ̣ phá, ảnh hƣởng lớn đến sinh thái, năng suất và di ̣ch bê ̣nh ao tôm cũng ngày càng tăng [17].

Sức khỏe của tôm trong các đầm nuôi mà có rừng ngập mặn (theo thuật ngữ địa phƣơng là nuôi tôm sinh thái) đối với các đầm nuôi quảng canh không có rừng ngập mặn hoặc diện tích rừng ngập mặn còn rất ít là tốt hơn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do rừng ngập mặn trong các ao đầm đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu thuận lợi cho sinh vật trong ao thông qua quá trình quang hợp tạo ôxi cho nƣớc trong ao, rừng còn giúp ổn định nền ao và cung cấp chuỗi dinh dƣỡng trong ao. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn đóng vai trò xử lý các chất thải từ đầm nuôi tôm và các chất thải từ các khu vực khác đƣa vào. Vì vậy hạn chế đƣợc dịch bệnh đe dọa đến sự sinh trƣởng và phát triển của tôm. Kết quả nghiên cứu của Ban Nuôi trồng Thuỷ sản (AQD) thuộc Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) (2004) cho thấy khả năng xử lý các phế thải từ các đầm tôm của RNM là rất lớn, 90% nitrogen đƣợc vi khuẩn chế biến trong RNM, trong lúc đó các rễ cây vận chuyển đến 90% lƣợng ôxy do vi sinh vật khoáng hoá.

Giá trị cung cấp, tích lũy và tái tạo chất dinh dƣỡng của rừng ngập mặn đƣợc đánh giá trong luận văn bằng phƣơng pháp hàm sản xuất hộ gia đình và giá thị trƣờng. Việc thu thập số liệu từ các hộ nuôi tôm để đánh giá giá trị cung cấp và tích lũy chất dinh dƣỡng của RNM đƣợc lồng ghép trong quá trình thu thập số liệu về các họat động nuôi tôm của các hộ tại khu vực nghiên cứu. Để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của RNM đối với năng suất nuôi tôm, luận văn sử dụng mô hình tĩnh Cobb-Douglas.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt giữa các biến số cơ bản của các đầm nuôi tôm quảng canh và sinh thái (bảng 3.12).

Bảng 3.12. Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra

Các biến số Nuôi quảng canh Nuôi sinh thái

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn

Diện tích (ha) 2,3 0,5 3,75 1,7 Sản lƣợng/1ha 92,2 67,9 250 40,8 Lao động (ngày/ha/năm) 15 6,6 32,5 20,6 Tỷ lệ RNM trong ao (%) 4,9 2,9 50 14,1

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, 2011

Nhƣ vậy, với mẫu nghiên cứu thì có một sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa giữa sản lƣợng nuôi tôm của ao quảng canh và ao sinh thái. Đặc biệt sản lƣợng trung bình của ao nuôi quảng canh là 92,2 kg/ha và sản lƣợng trung bình của ao nuôi sinh thái là 250 kg/ha. Kết quả ƣớc lƣợng của mô hình hàm sản xuất với ao quảng canh và sinh thái đƣợc trình bày khái quát trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình Biến số Hệ số P value Constant 1,730 0,047 Ln(LABOR) 0,522 0,051 Ln(CAPITAL) 0,342 0,035 Ln(AREA) 0,395 0,051 DUMMY*FOREST 0,012 0,07 R-square 0,494

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, 2011

Theo kết quả ƣớc lƣợng, các hệ số trong mô hình đều dƣơng nhƣng chỉ có hệ số của LABOR, CAPITAL và FOREST là có ý nghĩa ở mức sai số 10%. Điều đó có nghĩa là vốn và lao động có ảnh hƣởng tới sản lƣợng nuôi tôm, cụ thể tăng 1% lao động có thể dẫn tới tăng 0,52% sản lƣợng đầu ra, tăng 1% vốn dẫn tới tăng 0,34% mức sản lƣợng.

Tuy nhiên, nhân tố cần quan tâm nhất trong quá trình ƣớc lƣợng là tác động của RNM (FOREST) đến năng suất nuôi tôm. Hệ số của biến FOREST là dƣơng (0,012) và có ý nghĩa ở mức sai số 10%. Nhƣ vậy, với đầm nuôi sinh thái thì khi tăng 1% tỉ lệ bao phủ của rừng sẽ làm tăng sản lƣợng tôm trung bình là tăng 0,012%. Nhƣ vậy có thể thấy nuôi tôm sinh thái sẽ cho năng suất nuôi cao hơn và ổn định hơn nuôi tôm quảng canh. Tuy nhiên, để tính đƣợc sự khác biệt năng suất giữa ao nuôi tôm sinh thái và quảng canh với diện tích tƣơng đƣơng thì mô hình này không đƣa ra kết quả đƣợc. Do đó, để tính đƣợc giá trị này ta đem so sánh tổng sản lƣợng qui đổi về cùng một đơn vị diện tích giữa ao sinh thái và ao nuôi quảng canh và giả định sự khác biệt giữa hai mức sản lƣợng là do tác động của sự có mặt của RNM trong ao. Từ đó tính ra giá trị cung cấp, tích lũy và tái tạo chất dinh dƣỡng của RNM với nuôi tôm.

Theo mẫu điều tra thì tổng sản lƣợng nuôi tôm sinh thái trong năm 2011 tại khu vực nghiên cứu là 5,6 tấn tƣơng ứng với 28ha diện tích nuôi. Nếu qui đổi về diện tích nuôi tƣơng tự và lấy năng suất trung bình trong ao nuôi quảng canh làm trọng số thì sản lƣợng tƣơng ứng là 2,58 tấn. Tổng diện tích RNM trong các ao nuôi tôm sinh thái (qui đổi từ giá trị %) là 15,5ha. Nhƣ vậy, có thể ƣớc tính 1ha RNM có trong ao nuôi sinh thái trong việc hỗ trợ, cung cấp và tích lũy chất dinh dƣỡng là (5,6-2,58)/15,5*112.500 = 21,92 triệu đồng/năm.

Trong quá trình điều tra , diê ̣n tích nuôi tôm sinh thái chiếm khoảng 7% tổng diê ̣n tích nuôi tôm to àn vùng tƣơng ứng khoảng 138,74 ha. Vì vậy, diê ̣n tích RNM trong các ao nuôi ƣớc tính khoảng 69,37ha. Do đó, tổng giá tri ̣ hỗ trợ, cung cấp và tích lũy chất dinh dƣỡng là khoảng 1,5 tỷ đồng.

3.3.4. Giá trị lƣu giữ và đồng hóa chất thả i

Rừng ngập mặn đóng vai trò nhƣ một bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và NTTS. RNM với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ từ hoạt động NTTS ven biển. Theo tính toán lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1 ha RNM mỗi năm tăng trƣởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ đƣợc 21 kg nitơ, 20 kg phospho (Jesper Clausen 2002). Theo Robertson and Phillips (1995) để xử lý chất thải cho 1 ha nuôi tôm công nghiệp thì cần một diện tích RNM tối thiểu là 22 ha. Khu hệ thực vật ở hệ thống này có vai trò nhƣ sau:

- Làm giảm ánh sáng chiếu xuống mặt nƣớc, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của tảo.

- Tạo điều kiện điều hòa vi khí hậu, đặc biệt cách nhiệt trong mùa đông, nhiệt độ ở dƣới cao sẽ làm tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.

- Phần ngập dƣới nƣớc có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính, cung cấp oxy cho quang hợp, hấp thụ chất dinh dƣỡng. Phần rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mòn, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.

- Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong hệ sinh thái RNM nhƣ hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.

Tại khu vực nghiên cứu, có rất ít diện tích và các hộ nuôi tôm thâm canh (tại xã Nam Thịnh chỉ có 02 hộ nuôi thâm canh). Tại Giao Thủy, tôm thâm canh và công nghiệp đƣợc nuôi tập trung chủ yếu tại xã Bạch Long và Giao Phong. Các xã nghiên cứu chủ yếu là nuôi tôm quảng canh và sinh thái, chỉ có 1 hộ nuôi tôm thâm canh ở xã Giao Thiện. Vì vậy, giá trị lƣu trữ và đồng hóa chất thải tại khu vực nghiên cứu của ĐNN là chƣa đáng kể.

3.3.5. Giá trị điều tiết nƣớc ngầm

Đất ngập nƣớc có khả năng lọc và điều tiết nƣớc ngầm, các tầng ngậm nƣớc của ĐNN có thể bổ sung một cách tự nhiên đảm bảo nguồn nƣớc ngầm đƣợc duy trì

và ổn định. Nơi không có ĐNN và trong nhiều trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ta phải bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm. Nhƣ vậy giá trị lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN có thể đƣợc tính thông qua phƣơng pháp chi phí thay thế, trong đó chi phí để lọc và điều tiết nƣớc ngầm nhân tạo có thể đƣợc tính nhƣ giá trị xấp xỉ của giá trị tự nhiên lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN.

Đây đƣợc xem nhƣ "phƣơng pháp mới" đối với nƣớc ta, nhƣng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc thuộc Liên Xô (trƣớc đây), Tây Âu, Trung Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Bắc Mỹ...đã đƣợc thực hiện từ lâu, bằng nhiều hình thức phong phú và đã đạt đƣợc những kết quả tốt, đóng góp tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu cung cấp nƣớc (nhƣ ở Mỹ gần 1/3 lƣợng nƣớc dùng trong sản xuất và sinh hoạt đƣợc lấy từ nguồn bổ sung nhân tạo).

Bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm hay nạp lại nƣớc ngầm là sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng trữ lƣợng nƣớc ngầm bằng cách nạp thêm các nguồn nƣớc từ bên ngoài (nƣớc mƣa, nƣớc mặt) vào các tầng chứa nƣớc sẵn có hoặc vào các tầng đất đá có khả năng tàng trữ nƣớc trong lòng đất. Bổ sung nƣớc nhân tạo nƣớc ngầm có thể giúp bù đắp lại lƣợng nƣớc ngầm bị tiêu hao do những nguyên nhân tự nhiên (tiêu thoát tự nhiên, hạn hán, bốc hơi ngầm...) hoặc nhân tạo (khai thác quá mức, phá rừng làm mất nguồn cung cấp tự nhiên...). Trong trƣờng hợp tầng nƣớc ngầm bị nhiễm bẩn trƣớc thì sau khi đƣợc nạp nguồn nƣớc sạch từ ngoài vào, chất lƣợng nƣớc ngầm sẽ đƣợc cải thiện, tạo cân bằng áp lực trong lòng đất, chống lại sự sụt lún bề mặt do khai thác nƣớc ngầm hay do tháo khô mỏ. Nhờ trữ lƣợng nƣớc đƣợc bổ sung, mực nƣớc ngầm dâng cao, làm tăng độ ẩm của đất, tạo điều kiện cho thực vật phát triển, chống nạn sa mạc hóa.

Theo Hội Địa chất Việt Nam đƣợc thực hiện bằng cách: xây dựng các công trình tích trữ nƣớc mƣa, nƣớc mặt, nƣớc lũ dƣới dạng hồ chứa, kênh đào...từ đó nƣớc thấm vào lòng đất, bổ sung cho các tầng chứa nƣớc ngầm nằm nông (phƣơng pháp thấm thẳng đứng). Trong trƣờng hợp tầng chứa nƣớc nằm sâu hoặc bị phủ bởi lớp cách nƣớc dày thì làm các công trình hấp thu nƣớc dƣới dạng lỗ khoan, giếng đào, lò đứng...có chiều sâu lớn để cho nƣớc từ trên mặt xâm nhập tự nhiên hoặc đƣợc nén ép vào tầng chứa nƣớc (phƣơng pháp chôn vùi). Sau khi đƣợc nạp, lòng đất biến thành "kho chứa nƣớc ngầm", có dung tích lớn mà không chiếm nhiều diện tích đất đai trên mặt, lại hạn chế đƣợc sự tổn thất do bốc hơi. Khi cần lấy nƣớc

ngƣời ta mới "mở kho" bằng cách khoan giếng ở bất cứ nơi nào trong phạm vi phân bố của tầng chứa nƣớc và bơm hút lên để dùng ngay tại chỗ, không cần phải làm đƣờng dẫn dài nhƣ các công trình khai thác nƣớc mặt.

Theo đánh giá, hiện tại ở khu vực nghiên cứu và xung quanh khu vực nghiên cứu (những vùng ĐNN hoặc không phải ĐNN), các tầng nƣớc ngầm đƣợc duy trì khá tốt, cung cấp nƣớc ngầm ổn định cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của cộng đồng và các tổ chức. Chƣa có hoạt động bổ sung nƣớc ngầm nhân tạo thay thế cho dịch vụ lọc và điều tiết nƣớc ngầm tự nhiên của ĐNN, vì vậy giá trị lọc và điều tiết nƣớc ngầm của ĐNN tại khu vực là chƣa đáng kể.

3.3.6. Giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp vùng ĐNN cửa sông Hồng STT Các giá trị kinh tế Tổng giá trị 1 năm STT Các giá trị kinh tế Tổng giá trị 1 năm

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) trong tổng giá trị GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP 1 Khai thác và NTTS 1.567 96,25 2 Du lịch, dịch vụ 24,182 1,48

3 Giao thông thủy 22,457 1,38

4 Khai thác lâm sản 2,6 0,16

Tổng giá trị trực tiếp 1.616 99,26

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP

1 Chắn sóng, gió, bão

bảo vệ bờ biển 6,395 0,39

2 Hấp thụ cacbon 4,27 0,26

3 Cung cấp, tích lũy và

tái tạo chất dinh dƣỡng 1,5 0,09

4 Giá trị điều tiết nƣớc

ngầm Không đáng kể

5 Giá trị lƣu giữ, đồng

hóa chất thải Không đáng kể

Tổng giá trị gián tiếp 12,165 0,74

Tổng giá trị sử dụng gián tiếp và trực tiếp 1.628 100

Nhƣ vậy, kết quả cho thấy giá trị sử dụng trực tiếp chiếm tỷ lệ rất lớn (99,26%). Trong đó, giá trị khai thác và NTTS chiếm tỷ trọng lớn nhất (96,25%) và thấp nhất là giá trị khai thác lâm sản (0,16%). Đối với giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị chắn sóng gió, bão, bảo vệ bờ biển chiếm tỷ lệ lớn nhất (0,39%).

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN vùng cửa sông Hồng vùng cửa sông Hồng

3.4.1. Định hƣớng sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN dựa vào kết quả lƣợng giá kinh tế ĐNN quả lƣợng giá kinh tế ĐNN

Theo kết quả tính toán, giá trị kinh tế của khai thác và nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, đa phần lực lƣợng lao động trong vùng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực này. Vì vậy, sử dụng hợp lý vùng ĐNN để duy trì giá trị kinh tế khai thác và nuôi trồng thủy hải sản mà không làm tổn hại đến môi trƣờng đóng vai trò quan trọng nhất. Giải pháp này có tác động đến việc duy trì hầu hết giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và góp phần vào sự phát triển bền vững vùng ĐNN.

Hiện nay, nguồn lợi mang lại giá trị kinh tế cao cho khai thác và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nghiên cứu là nuôi ngao (thuật ngữ địa phƣơng gọi là nuôi vạng). Tại VQG Xuân Thủy, khu vực nuôi ngao tập trung ở phần đuôi cồn Ngạn và cồn Lu. Một phần diện tích nuôi ngao nằm trong vùng lõi và là khu vực kiếm ăn của các loài chim nƣớc. Do đó, cần khống chế diện tích nuôi, không cho mở rộng vào sâu trong vùng lõi. Hiện nay, mật độ nuôi ngao dày đặc nên năng suất nuôi có phần bị giảm so với giai đoạn 2005 - 2008. Vì vậy, cần qui hoạch vùng nuôi tạo thông thoáng mặt bãi và dòng triều đảm bảo cung cấp thức ăn cho Ngao. Dòng chảy chính vận chuyển thức ăn cho ngao trong vùng nuôi là sông Vọp và sông Trà, các lạch triều tự nhiên, nhân tạo. Hệ thống này phải đƣợc quản lý chặt chẽ, không giao đất hoặc để lấn chiếm thu hẹp dòng chảy. Ngoài ra, qui hoạch lối đi ngập triều rộng 10m hai bên các dòng sông, 2 - 3m giữa các vùng nuôi để đảm bảo lƣu thông dòng triều, vận chuyển sản phẩm, chăm sóc và bảo vệ vùng nuôi. Bên cạnh đó, cần lựa chọn vùng nuôi phù hợp với yêu cầu địa hình và đặc điểm sinh học của ngao. Đối với các bãi triều có sóng nhỏ, gió nhỏ, có nguồn nƣớc ngọt chảy vào và trầm tích là cát bùn (cát chiếm 68 - 80%) thì sử dụng để nuôi ngao thịt. Những khu vực có cốt đất cao, trâm tích là cát - cát bùn (cát chiếm 93 - 95%), dòng triều chảy êm, lên và xuống nhanh, ít bị đọng bùn cần đƣợc lựa chọn để nuôi ngao giống. Hiện nay, các đầm nuôi ngao nhân tạo đang đƣợc hình thành (xã Giao Xuân, Giao Lạc). Do đó, một phần nhỏ diện tích RNM bị chặt, phần còn lại do môi trƣờng thay đổi nên kém phát triển. Vì vậy, cần có các chế tài cụ thể từ các cấp chính quyền khi tiến hành cho thuê diện tích mặt nƣớc để nuôi trồng thủy, hải sản nhằm hạn chế việc xây dựng

mới RNM khi hệ sinh thái này suy giảm (có thể là do nhân sinh hoặc tự nhiên). Ngoài ra, các đầm nuôi tôm tại VQG Xuân Thủy hiện nay tập trung ở Bãi Trong và

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)